1. Những thay đổi trọng tâm trong chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chứcThực hiện Quyết định số 297/QĐ-BNNMT ngày 01/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Viễn thám quốc gia đã chính thức tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, các phòng chức năng quản lý nhà nước được cơ cấu lại gồm: Văn phòng Cục; Phòng Cơ sở hạ tầng viễn thám; Phòng Công nghệ và Thẩm định viễn thám (điều chỉnh, bổ sung mộ số nhóm nhiệm vụ và đổi tên từ Phòng Kế hoạch tổng hợp); Phòng Quản lý hoạt động viễn thámCác đơn vị sự nghiệp trực thuộc được tổ chức lại thành 03 đầu mối thay vì 04 như trước đây: Đài Viễn thám quốc gia – sáp nhập từ Đài Viễn thám Trung ương và Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám; Trung tâm Giám sát nông nghiệp, tài nguyên và môi trường kế thừa và mở rộng chức năng từ Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu; Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám phát triển từ Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm và phát triển ứng dụng viễn thám.Những điều chỉnh này không chỉ giảm số lượng đầu mối mà còn đảm bảo sự phân định rõ ràng giữa các nhiệm vụ, tránh chồng chéo, đồng thời phù hợp với yêu cầu mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi sáp nhập các lĩnh vực quản lý.2. Những thách thức đặt ra đi cùng với cơ hội và định hướng phát triểnMặc dù đã cắt giảm gần 42% đầu mối tổ chức từ năm 2022, nhưng hiện tại Cục chỉ được giao 31 biên chế hành chính – con số chưa đáp ứng đủ nhu cầu triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng mở rộng. Việc thiếu hụt cán bộ ở các vị trí quan trọng như chuyên gia về pháp luật, nhân sự, chuyên môn viễn thám, thậm chí cả các cấp phó phòng, đang gây khó khăn trong điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.Bên cạnh đó, khi viễn thám đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực như nông nghiệp, tài nguyên nước, môi trường, khí hậu, thiên tai… nhu cầu tích hợp dữ liệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cũng như bảo đảm an ninh dữ liệu viễn thám trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Việc hoàn thiện bộ máy là nền tảng để Cục Viễn thám quốc gia phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Hiện tại, Cục đang quản lý một hệ thống hạ tầng viễn thám hiện đại với khả năng thu nhận, xử lý dữ liệu vệ tinh từ nhiều nguồn như VNREDSat-1, SPOT, Kompsat, ResouceSat... Cùng với đó là các dự án hợp tác quốc tế đang triển khai với Ấn Độ, Italia, tạo điều kiện mở rộng phạm vi giám sát từ không gian.Ngoài ra, việc tích hợp viễn thám với các cơ sở dữ liệu nền tài nguyên - môi trường sẽ giúp hình thành một hệ sinh thái dữ liệu thống nhất, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và ra quyết định của các cơ quan trung ương và địa phương.Cục cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng AI và tự động hóa trong giải đoán ảnh, xây dựng các thư viện phổ, hệ thống khóa giải đoán phục vụ giám sát nhanh và chính xác hơn. Đây là cơ hội để nâng tầm viễn thám Việt Nam trong khu vực và quốc tế.Việc kiện toàn tổ chức và làm rõ chức năng, nhiệm vụ là bước đi tất yếu để Cục Viễn thám quốc gia nâng cao năng lực quản lý, mở rộng phạm vi hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thời kỳ chuyển đổi số và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự hợp tác quốc tế, viễn thám sẽ tiếp tục là công cụ chiến lược phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường quốc gia.Với việc sáp nhập, mở rộng phạm vi quản lý nhà nước sang các lĩnh vực như nông nghiệp, phát triển nông thôn, cùng với tài nguyên và môi trường, vai trò và vị trí của Cục Viễn thám quốc gia trở nên trung tâm và then chốt hơn bao giờ hết trong việc cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ quản lý điều hành, giám sát vĩ mô và ra quyết định ở quy mô quốc gia.3. Vai trò và vị trí của Cục Viễn thám quốc gia trong bối cảnh mớiLà cơ quan chuyên môn hàng đầu về dữ liệu viễn thám phục vụ quản lý nhà nước liên ngành: Viễn thám là công cụ duy nhất có thể cung cấp thông tin quy mô lớn, cập nhật liên tục, khách quan và chi phí hợp lý cho giám sát tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp, môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước...Trung tâm tích hợp dữ liệu không gian phục vụ điều hành thống nhất: Trong xu thế chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia, Cục đóng vai trò như một “trung tâm điều phối” tích hợp, chuẩn hóa và cung cấp dữ liệu viễn thám cho toàn ngành.Đầu mối hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ viễn thám quốc gia: Việc triển khai các trạm thu nhận ảnh vệ tinh (như dự án với Ấn Độ) đẩy Cục vào vai trò trung tâm công nghệ viễn thám hiện đại, gắn kết với mạng lưới quốc tế.4. Những nhiệm vụ trọng tâm Cục cần tập trung trong thời gian tớiGiám sát tài nguyên, môi trường và nông nghiệp bằng công nghệ viễn thám: Xây dựng bộ chỉ số giám sát chuyên đề phục vụ theo dõi đất đai, rừng, nước, thiên tai, khí hậu...Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành trong Bộ (nông nghiệp, thủy lợi, môi trường...) để xây dựng hệ thống giám sát thường xuyên, cảnh báo sớm.Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia: Đẩy mạnh chuẩn hóa, tích hợp, chia sẻ dữ liệu ảnh viễn thám với hệ thống dữ liệu ngành và dữ liệu không gian quốc gia; Triển khai đồng bộ các hệ thống: trạm thu ảnh, trung tâm xử lý dữ liệu, hệ thống chia sẻ dữ liệu số hóa.Phát triển công nghệ và ứng dụng viễn thám: Tăng cường ứng dụng AI, học máy trong giải đoán ảnh, phân tích biến động, cảnh báo thiên tai. Phát triển dịch vụ công số trong cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám, bản đồ theo yêu cầu của người dùng từ trung ương đến địa phương.Hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các Bộ, ngành, địa phương. Hỗ trợ các tỉnh/thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám địa phương. Hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn, công nghệ ứng dụng viễn thám trong các ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, phòng chống thiên tai...).Tăng cường nguồn lực, đào tạo và phát triển đội ngũ. Tăng cường đào tạo chuyên sâu, liên ngành kết hợp viễn thám với các lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên môi trường. Xây dựng đội ngũ chuyên gia có khả năng triển khai, thẩm định các đề án viễn thám cấp trung ương và địa phương.Cục Viễn thám quốc gia cần khẳng định vai trò là “trung tâm dữ liệu không gian và công nghệ viễn thám quốc gia”, vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa dẫn dắt ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.