Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đề ra những quan điểm chỉ đạo để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc, Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một nội dung quan trọng, bao gồm:“- Hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các nước tiên tiến; từng bước làm chủ một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử, nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi. Phủ sóng 5G toàn quốc.”. “- Quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số, hình thành sàn giao dịch dữ liệu.”.Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, viễn thám, công nghệ thông tin và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.”Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đặt ra nhiệm vụ: “Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.”Bên cạnh đó, tại Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 04/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030, Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau:“- Nghiên cứu rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho dữ liệu quan sát Trái đất và sử dụng dữ liệu quan sát Trái đất;- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng quốc gia về hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý, giám sát lãnh thổ, lãnh hải, các công trình trọng yếu quốc gia;- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quan sát Trái đất, phát triển các dịch vụ xử lý dữ liệu từ vệ tinh;- Đề xuất cơ chế thí điểm phương án thuê ngoài cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ vệ tinh cho các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước;- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành thị trường cả ở trong và ngoài nước đối với dịch vụ quan sát Trái đất.”Như vậy, tăng cường quản lý, ứng dụng viễn thám là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tầm ảnh hưởng sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đổi mới sáng tạo.Trên cơ sở Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, quy định về dữ liệu ảnh viễn thám tại Điều 14, ngày 04/01/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2019/NĐ-CP về hoạt động viễn thám. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP và bối cảnh quốc tế và trong nước đặt ra những yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thực hiện Chương trình công tác năm 2025 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được giao chủ trì, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám.