Từ ngày 22 – 25/10/2024, Trung tâm Giám sát Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu cử cán bộ tham gia tập huấn “Phân tích độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (USFS) tổ chức trong khuôn khổ Chương trình SilvaCacbon.Hình 1. Khai giảng lớp tập huấn Khóa tập huấn có sự tham gia của các giảng viên thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) Trường Đại học Colorado, Cục Biến đổi khí hậu và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng. Các nội dung được đề cập đến trong khóa tập huấn bao gồm:Báo cáo kết quả kiểm kê Khí nhà kính và độ không chắc chắn trong tính toán kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia – ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi năm 2020) Đánh giá độ không chắc chắn cho kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt NamKiến thức chuyên gia về kiểm kê khí nhà kính quốc giaGiới thiệu về ước tính dựa trên lấy mẫu khảo sátTính toán độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực LULUCFThể hiện sử dụng đất nhất quán và phân tích độ không chắc chắn để hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính quốc gia của Việt Nam và báo cáo quốc tếPhân tích độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính quốc giaKhóa học đã cung cấp các thông tin thống kê các nguồn phát thải khí nhà kính và các phương pháp tính toán dựa trên hướng dẫn của IPCC 2006 và 2019 cập nhật. Các hệ số phát thải được sử dụng trong kiểm kê năm 2020 sử dụng hệ số quốc gia (2626/QĐ-BTNMT) kết hợp hệ số mặc định của IPCC (Bậc 1 và Bậc 2), một số hệ số phát thải tiếp cận Bậc 2 đặc biệt là đối với canh tác lúa, các hệ số của quốc gia về phát thải cơ sở CH4 từ canh tác lúa cho 3 vùng và từng mùa vụ đã làm tăng độ đảm bảo của kiểm kê tiểu lĩnh vực này. Các hệ số chuyển đổi (sinh khối cũng như tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất được kết hợp giữa các hệ số mặc định và hệ số đặc trưng của vùng miền qua tính toán).Độ không chắc chắn của kết quả đã được tính toán bao gồm độ không chắc chắn của các nguồn dữ liệu, độ không chắc chắn của số liệu hoạt động và hệ số phát thải tuân theo hướng dẫn của IPCC. Hình 2. Phương pháp tính toán hệ số phát thảiPhương pháp đánh giá độ không chắc chắn dựa trên số liệu hoạt động (mức độ sẵn có, chi tiết, sự đồng bộ), hệ số phát thải (mức độ phù hợp với vùng, mùa vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu của các bậc kiểm kê, phục vụ cho MRV, các hệ số điều chỉnh) và mức độ chính xác của tính toán (tính chồng chéo, lặp lại, mức độ tin cậy)Hình 3. Trao chứng chỉ hoàn thành khóa họcBên cạnh đó, khóa tập huấn cũng hướng dẫn sử dụng các công cụ phân tích, tính toán độ không chắc chắn trong quá trình thống kê khí nhà kính làm tăng độ tin cậy của dữ liệu.Các kiến thức thu nhận được từ quá trình đào tạo đã nâng cao năng lực của cán bộ, viên chức Trung tâm Giám sát Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu trong hiểu biết cũng như khả năng thực tế sử dụng viễn thám và các dữ liệu liên quan kiểm kê khí nhà kính và đánh giá độ không chắc chắn của quá trình thống kê.