Để triển khai nhiệm vụ nêu trên, Cục Viễn thám quốc gia đã làm việc với Cục Kiểm lâm; Cục Lâm Ngiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang.Phó Cục trưởng Lê Quốc Hưng và đoàn công tác Cục Viễn thám quốc gia làm việc với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Phú ThọViệc ứng dụng công nghệ viễn thám trong xác định tín chỉ các bon rừng có nhiều tiền năng như: (1) Về kinh tế: Tín chỉ các-bon từ rừng mở ra cơ hội tham gia thị trường tín chỉ các-bon quốc tế, mang lại nguồn thu bền vững cho các địa phương; (2) Về công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại như viễn thám và phần mềm quản lý dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng; (3) về hợp tác, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, từ trung ương đến địa phương, nhằm sử dụng và chia sẻ dữ liệu hiệu quả, xây dựng, hoàn thiện được cơ chế chia sẻ quốc tế trong quản lý tín chỉ các bon.Phó Cục trưởng Lê Quốc Hưng và đoàn công tác Cục Viễn thám quốc gia làm việc với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên QuangQua trao đổi, làm việc các Chi Cục Kiểm lâm, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp thông tin về hiện trạng việc triển khai kiểm kê, đánh giá rừng đáp ứng việc tính toán tín chỉ các bon, việc cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám phục vụ giải đoán, điều tra diện tích và trữ lượng rừng, phối hợp trong việc quản lý, điều tra, và xây dựng phương pháp đánh giá tín chỉ các-bon; chuẩn bị triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám dù còn hạn chế về kinh phí và khuôn khổ pháp lý.Phó Cục trưởng Lê Quốc Hưng và đoàn công tác Cục Viễn thám quốc gia làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà GiangMột số vướng mắc cũng được các địa phương trao đổi như: (1) Về kinh phí: Ngân sách hạn chế tại các tỉnh khiến việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới gặp nhiều khó khăn; (2) về pháp lý: Khung pháp lý chưa hoàn thiện gây cản trở trong việc triển khai các dự án tín chỉ các-bon; (3) Về kỹ thuật: Yêu cầu cao về dữ liệu và kỹ thuật giải đoán, phân tích thông tin từ viễn thám đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu.Việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát và phát triển tín chỉ các-bon từ rừng là bước đi chiến lược, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Tuy nhiên, để thành công, cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn về tài chính, chính sách, và nâng cao năng lực kỹ thuật tại các địa phương.