Rừng Tây Nguyên ngày càng suy giảmDiện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên từ 3,8 triệu ha giảm còn 2,1 triệu ha, trong số này chỉ 10% là rừng giàu, theo nguyên thứ trưởng nông nghiệp.Thông tin được ông Hà Công Tuấn, nguyên thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói tại hội thảo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng, do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột, ngày 4/4.Ông Tuấn cho biết sau năm 1975, Tây Nguyên là thủ đô của lâm nghiệp, với 3,8 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ toàn vùng 70%. Sau nhiều thập kỷ, diện tích rừng ở đây chỉ còn khoảng 2,1 triệu ha. Trong đó, gần 10% là diện tích rừng giàu, phân bố ở sáu vườn quốc gia và các rừng phòng hộ; còn lại là rừng nghèo kiệt.Từ năm 1976 đến 2005, mỗi năm Tây Nguyên để mất khoảng 34.000 ha rừng tự nhiên. Sau Chỉ thị 13/2017 của Ban Bí thư, tình trạng phá rừng giảm nhưng cũng mất 25.000 ha mỗi năm. Trong số này, 78% mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng, phá rừng bất hợp pháp chỉ chiếm 6%, khai thác rừng trồng 4%, cháy rừng 1%, còn 11% là nguyên nhân khác.Từ đó, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Trung ương có chính sách đối với hơn 300.000 ha đất lâm nghiệp trước đây bị người dân lấn chiếm trái phép (thực tế người dân sinh sống ổn định tại đây suốt thời gian dài). Nhà nước giải quyết dứt điểm đối với đất đã giao khoán; xem xét công nhận một số loài cây lâu năm (bơ, sầu riêng), cây lấy gỗ vào mục tiêu là cây rừng.Ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Vụ phó Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng thời gian qua vẫn còn những bất cập trong chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp còn hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng. Thời gian tới, nhà nước cần rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trong dự thảo luật đất đai (sửa đổi).Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, là vùng có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước, có tiềm năng phát triển tài nguyên rừng. Song công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, giao đất, giao rừng còn gặp nhiều thách thức. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng còn xảy ra ở một số địa phương.Theo ông Tuấn Anh, nhà nước đã có nhiều chính sách bảo vệ rừng, nhưng thực tế một số chính sách, chủ trương chưa thực sự đảm bảo cuộc sống cho người dân, lực lượng quản lý rừng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng, với thực trạng như hiện nay, rừng đang là "gánh nặng" cho địa phương [1].Rừng ở huyện Kon Plông, Kon Tum. Ảnh: Trần HoáNguyên nhân của việc suy giảm diện tích rừng Tây NguyênRừng khộp bị mất nhiều do một số nguyên nhân sau:Rừng khộp là kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô, là hệ sinh thái độc đáo, hiếm có trên thế giới, phân bố chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chiếm một phần rất lớn diện tích. Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó, Tây Nguyên là nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất, tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Yók Đôn và khu vực giáp ranh của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.Trong những năm qua, hệ sinh thái rừng khộp bị khai thác chưa hợp lý và chưa khoa học gây suy giảm mạnh về diện tích. Một trong số những nguyên nhân này phải kể đến:Một là, việc xâm lấn rừng và đất rừng khộp để sản xuất nông nghiệp: Dân số tăng nhanh gây nhiều áp lực đến sử dụng đất. Từ 2015 đến 2020 có 40.616 hộ di cư tự do đến Tây Nguyên, tuy nhiên hiện nay còn khoảng 18.300 hộ, chiếm 45% chưa bố trí được chỗ ở ổn định, theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2020. Khí hậu, đất đai vùng Tây Nguyên phù hợp với các loài cây công, nông nghiệp có giá trị, trong khi giá cả sản phẩm nông nghiệp như: sắn, ngô, cà phê và cây ăn quả tăng, nhu cầu đất sản xuất canh tác ngày càng lớn dẫn đến áp lực lên rừng khộp.Một số tổ chức được giao, thuê đất, thuê rừng nhưng không đủ năng lực thực hiện, buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng phá rừng, lấy đất sản xuất diễn ra. Năng lực chuyên môn của lực lượng bảo vệ rừng trong tuần tra, xử lý tình huống, sử dụng công cụ thiết bị hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự phối hợp giữa lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng kiểm lâm còn nhiều hạn chế. Việc triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách tại một số địa phương còn chậm, chưa có tính đột phá; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức.Vì lợi ích trước mắt nên có một bộ phận người dân sẵn sàng xâm lấn rừng để lấy đất sản xuất. Công tác tuyên truyền vận động chưa hiệu quả, mức độ và nội dung tuyên truyền còn đơn giản nên hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động còn thấp.Hai là, chuyển rừng khộp nghèo sang trồng cao su, rừng nguyên liệu (keo, bạch đàn): Trong 05 năm (2010 - 2015), tổng diện tích chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su, rừng nguyên liệu là: 33.176,64 ha, trong đó: chuyển sang trồng cây cao su 27.175,94 ha; trồng keo, bạch đàn là 3.982,43 ha và 2.018,27 ha là các cây trồng khác. Như vậy, kết quả điều tra cho thấy thời gian này cao su được phát triển ồ ạt sau khi có chủ trương của Chính phủ về quy hoạch phát triển cao su tại Tây Nguyên vào năm 2009. Theo đó, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho 700 dự án (trồng rừng, cải tạo, trồng cao su…) trên đất lâm nghiệp.Ba là, mất rừng, suy thoái rừng khộp do khai thác rừng: Ngoài khai thác gỗ, khai thác thác trái phép cây rừng (cây gỗ, cây cảnh) để làm cây bóng mát và cây cảnh đáp ứng thú chơi sinh vật cảnh ngày càng tăng trong những năm gần đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất rừng và suy thoái rừng khộp ở Tây Nguyên. [2]Nguyên nhân suy giảm rừng tự nhiênTheo bản Ðề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030, chỉ tiêu đến năm 2030, diện tích rừng 5 tỉnh Tây Nguyên được nâng lên 2,72 triệu ha, độ che phủ rừng là 49,2%. Trên thực tế, theo những phản ánh gần đây của truyền thông báo chí, chỉ tiêu ấy khó mà đạt được do mức độ suy kiệt của rừng khu vực trọng yếu này đang ngày một nghiêm trọng.Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra tỉnh Gia Lai, rừng ở tỉnh này đã "mất" 9.684 ha. Nguyên nhân chi tiết được nêu ra là tình trạng phá rừng làm rẫy, chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, đổi rừng lấy những đại dự án. Sâu xa nhất là sự sai phạm của hàng loạt chủ rừng, ban quản lý rừng và tư duy ngắn hạn, thực dụng của chính quyền địa phương.Sự việc tương tự xảy ra ở Lâm Đồng. Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng tăng nhiệt, hàng loạt vụ việc lấn chiếm rừng, hạ độc đồi thông đặc dụng đã xảy ra. Không xa trung tâm Đà Lạt đã có hiện tượng chủ đầu tư tự ý xây khách sạn, resort không phép, phóng đường bê-tông và phân lô rào đất một cách dễ dàng… Tình trạng phá rừng lấy gỗ ở các huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm vẫn liên tiếp diễn ra. Việc xử lý các vụ lẻ tẻ không đủ sức răn đe.Tại tỉnh Đắk Lắk, tình trạng phá rừng cũng diễn ra không kém nghiêm trọng. Đầu năm 2021, trong Hội nghị bảo vệ phát triển rừng năm 2021, phòng cảnh sát kinh tế và công an tỉnh này đưa ra con số chỉ trong năm 2020, họ đã tiếp nhận 248 vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, khởi tố 41/134 bị can. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc phá rừng tại chính Công ty Lâm nghiệp Ea Kar. Tại đây, theo cơ quan điều tra, đã có khoảng 28.000 m3 gỗ rừng bị đốn hạ, thiệt hại khoảng 29 tỉ đồng. Tại tỉnh Đắk Nông, cũng trong đầu năm nay, các vụ phá rừng phòng hộ diện tích lớn để xây khu nghỉ dưỡng, biệt thự ở ven hồ thủy điện Đắk R’Tih, TP Gia Nghĩa… cũng khiến dư luận bức xúc.Riêng Kon Tum, con số mới nhất mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đưa ra vào tháng 5 vừa qua cũng gây choáng váng người nghe không kém: chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, tỉnh này có 80 vụ vi phạm lâm nghiệp, gây thiệt hại hơn 224 m3 gỗ với hơn 50 ha rừng. Chỉ riêng tháng 4-2021, tỉnh này có 30 vụ vi phạm lâm luật, 16 ha rừng bị phá.Dù nhiều lý do chi tiết được nêu ra, nhưng nhìn chung bản chất sẽ dễ nhận thấy là năng lực yếu kém của chủ rừng, những người được khoán bảo vệ rừng và sự liêm chính của cơ quan kiểm lâm, tiêu cực của chính quyền địa phương.Chừng nào sự tham nhũng còn diễn ra, việc đồng lõa đổi rừng lấy những quyền lợi ngắn hạn của các nhóm lợi ích địa phương thì những cánh rừng đại ngàn Tây Nguyên còn suy kiệt, vô phương cứu chữa.Từ thực trạng phá rừng trên diện rộng địa bàn Tây Nguyên, câu hỏi đặt ra là cần xem lại các giải pháp triển khai của bản "Ðề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên" đã thực sự hiệu quả hay chưa? Cần một cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn để rừng được bảo vệ thực sự chứ không chỉ trên giấy tờ hay khẩu hiệu.Theo dõi diện tích rừng sử dụng ảnh phân giải trung bình Sentinel/Landsat trên nên tảng Google Earth Engine.Tính năng cơ bản:Các chức năng hệ thống:Chức năng của hệ thống là phát hiện sớm mất rừng tự động bằng ảnh vệ tinh dựa trên việc phân tích sự thay đổi về các chỉ số Viễn thám trên ảnh Sentinel-2 của các kỳ ảnh liên tiếp, hệ thống sẽ tự động tính toán được các lô rừng bị thay đổi. Hệ thống sử dụng nền tảng tính toán Google Cloud Engine/Google Earth Engine với thuật toán do nhóm tác giả tự phát triển với các tính năng ưu việt như: Tự động bù mây bằng các ảnh sạch mây ở kỳ gần nhất giúp phát hiện thay đổi rừng xảy ra ở các kỳ bị mây che phủ và đưa kết quả vào các kỳ cảnh báo sau, sử dụng chuỗi ảnh dài hạn (time series) để tăng cường khả năng phân biệt giữa mất rừng và thay đổi lớp phủ thực vật của đất nông nghiệp, nương rẫy, độ chính xác đạt trên 80%. Chu kỳ phát hiện sớm nhất có thể thực hiện là từ 10 - 15 ngày/chu kỳ.Trích xuất dữ liệu biến động rừng: Sau khi Google Cloud Engine/Google Earth Engine chạy phát hiện biến động, dữ liệu được xuất sang định dạng GIS hoặc KML để chồng lên phân mềm QGIS/ARCGIS để kiểm tra khu vực vị trí biến động.Kiểm tra thực địa bằng Drone (Thiết bị bay không người lái): Sau khi kiểm tra trên phần mềm QGIS, dữ liệu biến động được trút vào Drone để tiến hành bay xác minh vị trí và chụp ảnh biến động.Cập nhật dữ liệu hiện trạng: Từ dữ liệu ảnh chụp Drone tiến hành ghép ảnh, chồng lên dữ liệu hiện trạng để cập nhật dữ liệu hiện trạng trên phần mềm QGIS.Tính sáng tạo và đổi mới:Giải pháp là hệ thống theo dõi biến động rừng nội bộ, kết hợp nhiều ứng dụng phần mềm. Trong đó, việc tải ảnh và tính toán chỉ số thực vật NDVI sử dụng Google Earth Engine, mô hình tính toán biến động (model) được xây dựng trên phần mềm QGIS, kiểm tra biến động được thực hiện bằng thiết bị bay không người lái (Drone). Hơn nữa, để tăng tính chính xác, giải pháp còn sử đững liệu phát hiện biến động rừng quốc gia.Tính ứng dụng:Giải pháp sử dụng các công cụ miễn phí nên có khả năng ứng dụng cao. Hệ thống dễ dàng triển khai cho các đơn vị như Ban quản lý các Vườn quốc gia/Khu bảo tồn/BQL rừng phòng hộ. Giải pháp có triển vọng xây dựng thành phần mềm để kinh doanh, sử dụng đơn giản, dễ dàng triển khai có thể áp dụng rộng rãi, đem lại giá trị kinh tế cho xã hội và cho cộng đồng.Tiềm năng phát triển:Hệ thống dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn như máy tính, Drone và sử dụng các phần mềm miễn phí như Google Earth Engine, QGIS. Do vậy, giải pháp có tiềm năng ứng dụng thực tế cao, có thể triển khai ở phạm vi rộng với kinh phí hợp lý [3]Sơ đồ theo dõi diện tích rừng bằng công nghệ viễn thám Giao diện về diện tích rừng được phân loại bằng ảnh Sentinel 2 trên nền tảng Google Earth Engine Thực nghiệm phân tích, chiết tách thông tin về diện tích rừng tại tỉnh Đăk LăkDiện tích rừng năm 2020 Diện tích rừng năm 2022 Diện tích rừng năm 2024 Diện tich rừng suy giảm năm 2024 thể hiện dưới dạng vecto Diện tích rừng năm 2024 thể hiện dưới dạng vecto tại một vùng điển hìnhĐánh giá kết quả sử dụng Google Earth Engine trong theo dõi diện tích rừng tại các tỉnh Tây Nguyên, thực nghiệm tại tỉnh Đăk Lăk.Biểu đồ suy giảm diện tích rừng tại tỉnh Đăk Lăk 3 năm 2020, 2022, 2024Bảng số liệu tính toán diện tích rừng tại Đăk Lăk bằng nền tảng Google Earth Engine:Diện tích rừng tại tỉnh Đăk Lăk suy giảm hàng nămDãy X (năm)202020222024Dãy Y (ha)435.624,5418.604,7382.906,6Diện tích thay đổi (ha) -17.019,8-35.698,1Qua số liệu tính toán diện tích rừng 3 năm bằng việc sủa dụng ảnh phân giải trung bình Sentinel 2, cho thấy diện tích rung hàng năm vẫn đang suy giảm, điều đó cần tìm nguyên nhân để đề xuất biện pháp bảo vệ rừng và đảm bảo kế hoạch giữ rừng.Đánh giá khả năng sử dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi diện tích rừng- Dữ liệu sử dụng: ảnh viễn thám phân giải trung bình (Sentinel 2/Landsat) được sử dụng miễn phí, tiết kiệm chi phí;- Phần mềm sử dụng: là phần mềm thông dụng, có nhiều lựa chọn phục vụ cho ứng dụng viễn thám trong nhiều lĩnh vực, dễ sử dụng;- Khả năng tính toán, nhanh, tiết kiệm thời gian;- Độ chính xác: có thể ứng dụng để tính toán với nhiều độ chính xác, nhưng với khả năng sử dụng dữ liệu miễn phí dung lượng lớn (Big Data) trên điện toán đám mây (Cloud) thường sử dụng ảnh có độ phân giải từ 10m – 15m, do đó kết quả chiết xuất số liệu tương đương độ chính xác của bản đồ tỷ lệ 1:25.000. - Khu vực theo dõi có thể thực hiện với diện tích lớn, nhưng để đảm bảo xuất số liệu tới độ chính xác 1:25.000 về mặt phẳng có thể tính toán được theo đơn vị tỉnh;- Về quản lý: bài toán giúp ích cung cấp cho các nhà quản lý một số liệu tổng quát, phục vụ định hướng, lập kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng cho cấp tỉnh và cấp địa phương.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Báo VnEpress, Thứ 6 ngày 16/08/20242. Trang thông tin Bộ Khoa học và công nghệ, Cục Thông tin khoa học và công nghê quốc gia, 21/10/20223. https://vnexpress.net/khoa-hoc/cuoc-thi-sang-kien-khoa-hoc/y-tuong/theo-doi-dien-bien-rung-bang-phan-mem-google-earth-engine-ket-hop-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-drone-1004727328