Thông tin về tình trạng ngập lụt và sạt lở tại Thành phố Lạng Sơn tháng 7.2024 qua thông tin đại chúngTheo báo VOV.VN - Trận mưa lớn kéo dài trong ngày 30/7 đã khiến nhiều địa phương tại tỉnh Lạng Sơn bị ngập lụt, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, đứt gãy.Trong hơn 24 giờ qua (từ 13h ngày 29/7 đến 15h ngày 30/7/2024) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như: TP Lạng Sơn (71,0mm); Bắc Sơn (80,2 mm); Bình gia (124,6mm); Liên Hội, Văn Quan (107,3 mm); Tân Thành, Cao Lộc (110,8 mm)... Dự báo đêm nay trên địa bàn tiếp tục có mưa, lượng mưa tích lũy từ 10-110mm, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất tại các sườn dốcMưa lớn gây sạt lở đất nghiêm trọng tại đường giao thông khu vực đường Văn Vỉ, phường Chi Lăng, TP Lạng SơnMưa lũ đã làm hàng chục ngôi nhà bị ảnh hưởng, hư hại; nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Văn Quan (Nà Bung - Pác Làng) và 04 tuyến đường huyện (ĐH.50, ĐH.51, ĐH.56 và ĐH.59) bị sạt lở với tổng lượng đất đá khoảng 900m3. Huyện Tràng Định cũng có 01 điểm taluy dương tại đường ĐH02 bị sạt trượt... Hiện các lực lượng chức năng đang tổ chức san gạt đất trên các tuyến đường để sớm thông xe.Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét; Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết.Theo báo lạng Sơn đưa tinTheo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Lạng Sơn, tính từ 19 giờ ngày 29/7 đến 15 giờ 45 phút ngày 30/7, trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có mưa vừa đến mưa to, có thời điểm mưa rất to với lượng mưa đo được là 186,8 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ngập lụt, sạt lở đất ở một số điểm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.Phóng viên Báo Lạng Sơn đã ghi lại một số hình ảnh thực tế trên địa bàn.Người dân thôn Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn dùng các biện pháp che chắn để ngăn nước lũ ngập vào nhàMưa lớn gây ngập lụt nhà dân tại ngã tư Mỹ Sơn, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng SơnMột số hình ảnh mưa lũ tại Lạng Sơn: Lực lượng Công an hỗ trợ người dân di dời, vận chuyển tài sản ra khỏi khu vực ngập lụt Lực lượng chức năng và người dân tìm cách khơi thông cống thoát nước khu vực giao cắt giữa đường Lê Đại Hành và đường Ngô Quyền, thành phố Lạng SơnMưa lớn gây sạt lở đất đe dọa nguy hiểm cho nhà dân tại khu vực phường Chi Lăng, thành phố Lạng SơnMưa lớn gây ngập lụt tại một số cửa hàng kinh doanh trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn Ngập lụt tại ngã tư Phai Trần, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng SơnMưa lớn gây ngập lụt tại đường Tam Thanh, thành phố Lạng SơnNgập lụt tại khu vực đầu khu đô thị Phú Lộc IV giao cắt với đường Lê Lợi khiến cho việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn Mưa lớn gây sạt lở đường giao thông khu vực đường Văn Vỉ, Phường Chi Lăng. Dự báo, mưa lớn còn kéo dài trong những ngày tới, chính vì vậy các cấp, ngành liên quan cũng như người dân cần chủ động triển khai các biện pháp đề phòng, ứng phó thiên tai, đặc biệt tình trạng lũ lụt vũng trũng thấp cũng như nguy cơ sạt lở đất. Từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra.Giám sát nhanh ngập lụt bằng công cụ Google Earth EngineNgập lụt và hậu quả của nó đang trở thành mối quan ngại của nhiều địa phương trên cả nước. Với mục đích cung cấp giải pháp để hạn chế mức độ rủi ro, thiệt hại một cách hiệu quả của tai biến thiên nhiên nêu trên bài báo đã đề xuất quy trình công nghệ và xây dựng hệ thống trên công nghệ WebGIS sử dụng Google Earth Engine thu thập và phân tích dữ liệu trên ảnh viễn thám Sentinel 1 đa thời gian để thành lập bản đồ ngập lụt, đồng thời đưa ra các đánh giá hỗ trợ ước tính thiệt hại do lũ lụt gây ra. Hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng NodeJS hoàn toàn miễn phí; Dữ liệu của hệ thống được thu thập từ Google Earth Engine; lưu trữ sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL và trực quan hóa sử dụng Mapbox [3]Nguồn dữ liệu: Tư liệu ảnh viễn thám: Ảnh Radar (Radio Detection And Ranging) Sentinel-1 (độ phân giải 20 m x 20 m) được thu thập toàn vùng cần theo dõi ngập lụt.- Ảnh: dữ liệu raster được biểu diễn dưới dạng đối tượng ảnh trong Earth Engine. Một đối tượng ảnh thể hiện một ảnh raster độc lập, ví dụ một cảnh ảnh Sentinel 1 được thu nhận trong một ngày nhất định. - Tập hợp ảnh: là một tập hợp hoặc nhóm các ảnh. Ví dụ tập hợp ảnh Sentinel 1 có dạng mã ID: 'COPERNICUS/S1_GRD' gồm toàn bộ các ảnh Sentinel 1 được thu nhận được tới thời điểm hiện tại. NhữngThuật toán sử dụng trên nên tảng Google Earth Engine- Nhập bộ dữ liệu ảnh Sentinel-1 và vùng nghiên cứu vào GEE Nhập bộ dữ liệu ảnh bằng cách nhập lệnh gọi mã ID ảnh Sentinel-1, đây là ảnh Radar, độ phân giải 20 m và thời gian lập là 12 ngày cho toàn vùng nghiên cứu, và ảnh này không bị ảnh hưởng bởi mây. Mã ảnh Sentinel-1 trong nghiên cứu này có tên “COPERNICUS/S1_GRD”, nghiên cứu sử dụng phân cực VV nhằm phản ánh tốt nhất sự hiện diện của lũ (Blasco et al., 1992). Để đưa dữ liệu Shapefile vùng nghiên cứu vào nền tảng GEE, trước tiên phải chuyển dữ liệu Shapefile của vùng nghiên cứu vào định dạng KML trên ArcGis, từ đó tải dữ liệu vào công cụ Google Fusion Tables (Một dạng dịch vụ dữ liệu được lưu trữ trên web được cung cấp bởi Google), sau đó sử dụng ID của KML trên Google Fusion Tables để kết nối với nền tảng GEE. Dữ liệu vector kết nối qua công cụ Google Fusion Tables có dạng id “1HuDVSZb5OHJVQbNYOhAbx_AH1o8LGO3L Ux14jgZt” - Lọc ảnh theo vùng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Sau khi tải dữ liệu Shapefile vùng nghiên cứu và tập hợp dữ liệu ảnh Sentinel-1, tiến hành lọc dữ liệu ảnh vệ tinh theo vùng nghiên cứu để giảm bớt thời gian xử lý ảnh. Sử dụng đoạn code khai báo: // Dinh nghia vung nghien cuu ket noi tu Fusion TablesVar me = ee.FeatureCollection('ft:1HuDVSZb5OHJVQbNYOhAbx_AH1o8LGO3LUx14jgZt');Trên cơ sở khai báo biến để nạp ranh giới vùng nghiên cứu qua mã kết nối từ công cụ Google Fusion Table, mã vùng nghiên cứu: “1HuDVSZb5OHJVQbNYOhAbx_AH1o8LGO3L Ux14jgZt” //Loc anh theo vung nghien cuu var collection = ee.ImageCollection('COPERNICUS/S1_GRD').filt erBounds(me) .filter(ee.Filter.listContains('transmitterReceiver Polarisation', 'VV')).select('VV'); // Loc anh theo thoi gian nghien cuu Var before = collection.filterDate('2015-03-01', '2015-03-30').mosaic(); var after = collection.filterDate('2015-12-01', '2015-12-30').mosaic();+ Định nghĩa giá trị trước và sau khi ngập Đặt biến before được xem là đại diện cho tháng không ngập. Đặt biến after được xem là đại diện cho tháng bị ngập (tháng 12). Sau đó khai báo code để định nghĩa vùng ngập từ 02 biến đã khai báo phía trên. // Threshold smoothed radar intensities to identify "flooded" areas. var SMOOTHING_RADIUS = 100; var DIFF_UPPER_THRESHOLD = -4; var diff_smoothed = after.focal_median (SMOOTHING_RADIUS, 'circle', 'meters') .subtract(before.focal_median(SMOOTHING_ RADIUS, 'circle', 'meters'));var diff_thresholded = diff_smoothed.lt (DIFF_UPPER_THRESHOLD);- Hiển thị lên bản đồ Sau khi kết quả thuật toán đã hoàn thành, tiến hành thể hiện vùng ngập trong vùng hiển thị kết quả xử lý ảnh viễn thám trên nền Web của nền tảng GEE. Map.addLayer(diff_thresholded.updateMask(diff_thresholded).clip(me),{palette:"0000FF"},'flood ed areas - blue',1); Vì trong quá trình xử lý ảnh được thực hiện trên bộ dữ liệu ảnh chụp trong tháng, do đó để hạn chế thời gian tải về máy tính thì cần sử dụng code giảm dung lượng ảnh. Đặt tên biến giảm dung lượng bộ ảnh là “median1”. // Reduce the collection with a median reducer. var median1 = diff_thresholded.reduce(ee.Reducer.median()); - Xuất kết quả ra để biên tập bản đồ.Để tiện lợi cho việc biên tập bản đồ ngập lụt cũng như trích lọc diện tích ngập theo từng tỉnh bằng phần mềm ArcGIS, vì vậy kết quả xử lý ảnh trên nền tảng GEE được xuất ra ảnh vào Google Drive. //Export the image Export.image.toDrive({ image: median1, description: "floodmonth", maxPixels: 1e13, region:geometry, crs: 'EPSG:32648',scale: 20 }); Trong đó: + image: Ảnh được xuất (kết quả). + description: Tên của dữ liệu kết quả được xuất ra. + maxPixels: Khuôn dạng lưu trữ. + region: Vùng xuất dữ liệu ảnh. + crs là khai báo hệ tọa độ dữ liệu ảnh. + scale là khai báo kích thước pixel ảnh. [5]Một số kết quả tính toán diện tích ngập lụt tại Thành phố Lạng Sơn TÀI LIỆU THAM KHẢO1.https://vov.vn/xa-hoi/mua-lon-keo-dai-nhieu-noi-o-lang-son-bi-ngap-sau-sat-lo-post1111195.vov2.https://baolangson.vn/hinh-anh-mua-lon-gay-ngap-lut-sat-lo-dat-nghiem-trong-tren-dia-ban-thanh-pho-lang-son-5016757.html3. https://jgac.vn/journal/article/view/6644. http://rsc.gov.vn/SitePages/BanTin.aspx?item=8455. Võ Quốc Tuấn, Đặng Hoàng Khải2, Huỳnh Thị Kim Nhân và Nguyễn Thiên Hoa, Phát triển thuật toán giám sát lũ lụt vùng đồng bằng sông cửu long dựa vào nền tảng google earth engine, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Tập 54, Số 9A (2018): 29-36