Sign In

Ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ lĩnh vực lâm nghiệp

00:00 08/03/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ cao trong các chương trình nghiên cứu và sản xuất, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chính gồm: ứng dụng công nghệ hiện đại vào chọn, nhân giống cây lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ viễn thám vào trong điều tra theo dõi quản lý rừng; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản. 

Đối với việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong thời gian qua gồm các nhiệm vụ cụ thể gồm: Điều tra, giám sát tài nguyên rừng quốc gia chu kỳ 5 (giai đoạn 2016-2020) và chu kỳ 6 (giai đoạn 2022-2025) 2025 trong đó có nội dung xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng sinh thái và toàn quốc sử dụng các dữ liệu ảnh viễn thám; Tính toán lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các bon từ rừng và xây dựng báo cáo quốc gia về tín chỉ các bon rừng giai đoạn 2010-2028 cấp quốc gia và 2018-2019 cho 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; Điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh, đánh giá tài nguyên thiên nhiên tại Đồng Nai; Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng khu vực chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và Hoài Nhơn - Quy Nhơn; Điều tra, khảo sát, rà soát diện tích rừng tuyến đường dây và trạm biến áp 110kV dùng chung đấu nối thủy điện Nam Trà My vào hệ thống điện Quốc gia; Khảo sát lập địa, thiết kế phục hồi, trồng mới và các giải pháp bảo vệ rừng trồng ven biển cho các xã thuộc dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thanh hóa (Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ thiết kế trồng rừng cho tỉnh Thanh Hoá). Thời gian thực hiện năm 2021-2022; Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; Nghiên cứu khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian tự động giám sát và cảnh báo sớm dịch sâu hại rừng trồng tập trung tại vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời gian thực hiện 2023-2025; Nghiên cứu ứng dụng ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái trong giám sát rừng và ước tính sinh khối cho một số kiểu rừng ở Việt Nam. Thời gian thực hiện 2022-2024; Nghiên cứu tích hợp dữ liệu về điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng các loài cây chính ở Việt Nam (Xây dựng bản đồ thích hợp cho các loài cây trồng rừng). Thời gian thực hiện năm 2020-2023; Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp (8 đơn vị). Trong đó có hạng mục xây dựng bản đồ cho các đơn vị và phương án quản lý rừng bền vững và tư vấn cấp chứng chỉ rừng cho các công ty Cao su (18 Công ty), nhóm hộ (03 nhóm hộ), cũng như xây dựng và hỗ trợ chủ rừng sử dụng bản đồ để quản lý rừng bền vững; Dự án Phát triển công nghệ tăng cường chức năng của rừng phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam tiếp cận phòng chống thiên tai/dựa vào rừng (Phối hợp với Viện nghiên cứu nhật Bản FFPRI thực hiện bay chụp ảnh Flycam xây dựng bản đồ hiện trạng trên địa bàn xã Mường Giôn, tỉnh Sơn La và Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định) thời gian thực hiện 2020-2025; Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam (Phối hợp với UNDP xây dụng bản đồ hiện trạng và bản đồ thiết kế trồng rừng cho các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Cà Mau) thời gian thực hiện năm 2018-2022; Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp (Formis), rừng ven biển, chi trả dịch vụ môi trường rừng; Kiểm chứng thực địa, đánh giá xã hội và xây dựng hướng dẫn quản lý rừng bền vững trên địa bàn các xã vùng dự án tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa…

Như vậy có thể thấy rằng, Lĩnh vực Lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ viễn thám trong các nhiệm vụ cụ thể của Lâm nghiệp và đã có các kết quả rất khả quan và đem lại hiệu quả cao về khoa học và kinh tế.

 

Phòng Cơ sở hạ tầng và Công nghệ viễn thám

Ý kiến