Sign In

Ứng dụng viễn thám trong một số lĩnh vực giao thông và văn hóa, thể thao du lịch

00:00 17/04/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Thời gian qua ngoài các ứng dụng viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, anh ninh, quốc phòng. Ngoài ra một số ngành, lĩnh vực khác đã từng bước ứng dụng công nghệ viễn thám trong các nhiệm vụ chuyên môn gồm: 

- Ứng dụng viễn thám giám sát việc dự báo, thiết kế, thực hiện quy hoạch đô thị; đánh giá quá trình đô thị hóa tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch đô thị sau khi được phê duyệt (bao gồm cả giám sát thực hiện quy hoạch, xây dựng di sản, khu, điểm du lịch, cơ sở thể dục thể thao vùng ven biển; kết hợp viễn thám đa tầng, đa thời gian, đa độ phân giải và công nghệ học máy đánh giá khả năng mở rộng các khu vực ven biển phù hợp quy hoạch) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2022-2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Viện Bảo tồn di tích thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ “Nghiêm cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý di sản thế giới của Việt Nam dựa trên ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS”.

-  Ứng dụng viễn thám bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn hàng hải và điều tra tai nạn hàng hải, ứng phó sự cố ô nhiễm dầu tràn trên biển, giám sát tàu thuyền; quản lý tài sản đường bộ, quản lý khai thác vận hành các tuyến quốc lộ, cao tốc; quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực hàng không; dự báo khí tượng hàng không. Việc sử dụng công nghệ và dữ liệu viễn thám đã và đang phục vụ quy hoặc mạng lưới giao thông, giám sát đường cáo tốc, chỉ dẫn luồng lạch, hàng hải.

- Ứng dụng viễn thám giám sát, quản lý các nguồn năng lượng: điện gió, điện mặt trời, thủy điện và các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo khác. Việc sử dụng tư liệu viễn thám trong giám sát điện mặt trời đã được chú trọng và thực hiện tại Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

 

Phòng Cơ sở hạ tầng và Công nghệ viễn thám

Ý kiến