Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vào đêm 13/7 đến sáng 14/7, trên địa bàn TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang liên tục có mưa lớn kéo dài gây ngập lụt cục bộ ở một số địa bàn.Mưa lớn kéo dài gây ngập sâu tại khu vực ấp Cây Thông Trong, Cây Thông Ngoài và ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương (TP Phú Quốc). Nhiều hộ dân bị cô lập vì mưa lũ, cả một vùng rộng lớn chìm trong nước. Tại khu vực có đồi dốc xảy ra hiện tượng lũ quét cuốn trôi gia súc, gia cầm và đồ đạc của người dân.Trong đêm 13/7, Ban Chỉ huy quân sự TP Phú Quốc đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã Cửa Dương huy động 9 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ kịp thời sơ tán 9 người dân và di dời tài sản 12 hộ dân bị ngập cục bộ đến nên an toàn, đảm bảo sức khỏe và tính mạng người dân.Ảnh 1: Nhiều khu vực của Phú Quốc ngập sâu trên diện rộng (Nguồn trang tin điện tử VOV - https://vov.vn)Ngay khi nhận được thông tin về tình hình mưa lớn tại khu vực thành phố đảo Phú Quốc, Trung tâm Giám sát Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu đã tiến hành triển khai công tác giám sát diễn biến tình hình mưa lũ tại các khu vực chịu ảnh hưởng và kích hoạt hệ thống theo dõi đặt chụp thu ảnh vệ tinh hỗ trợ giám sát ngập lụt Sentinel Asia. Các công việc đã tiến hành: (1) Kích hoạt hệ thống yêu cầu dữ liệu chụp ảnh từ vệ tinh quan trắc khẩn cấp từ Sentinel Asia khu vực đảo Phú Quốc; (2) Tìm kiếm và tải các cảnh ảnh vệ tinh miễn phí làm tư liệu bổ trợ trong phân tích, giám sát (Ảnh vệ tinh Sentinel-1). Chuẩn bị dữ liệu nền gồm: Cơ sở dữ liệu địa lý, bản đồ nền tỷ lệ 1:50000 của khu vực đảo Phú Quốc phục vụ phân tích, đánh giá với ảnh sau thiên tai để xác định các khu vực ảnh hưởng.Đơn vị đã được hệ thống Sentinel Asia cung cấp 01 ảnh vệ tinh EOS-04 có độ phân giải 18m chụp ngày 16/7/2024 (ảnh sau thiên tai) của cơ quan hàng không vũ trụ Ấn Độ có số hiệu: 013364100190104044RT2024-07-16.Ngoài ra, Đơn vị khai thác sử dụng 02 cảnh ảnh Sentinel 1A có độ phân giải 10m gồm:+ Ảnh trước thiên tai chụp ngày 02/7/2024 có có số hiệu là: S1A_IW_GRDH_1SDV_20240702T225409_20240702T225433_054588_06A4F9_DB32Ảnh 2: Ảnh chụp từ vệ tinh sentinel 1A khu vực đảo phú Quốc và lân cận+ Ảnh sau thiên tai chụp ngày 14/7/2024 có có số hiệu là:S1A_IW_GRDH_1SDV_20240714T225409_20240714T225433_054763_06AB06_301FKết quả phân tích thông tinKết quả phân tích các vùng ngập nước từ cặp ảnh Sentinel-1 ngày 02/7/2024 (ảnh trước thiên tai) và ngày 14/7/2024 (ảnh sau thiên tai) để xác định các vùng bị ngập do mưa lớn gây ra. Các vùng ngập lụt do mưa lớn gây ra được đưa vào cơ sở dữ liệu, phục vụ thành lập bản đồ giám sát nhanh diễn biến ngập lụt..Ảnh 3. Bản đồ hiện trạng ngập lụt (thu nhỏ) ngày 14/7/2024 khu vực đảo Phú QuốcTừ dữ liệu suy giải các vùng ngập nước ngày 14/7/2024 so sánh với kết quả phân tích ảnh ngày 02/7/2024 (mực nước khi không có mưa lớn, lũ..) chiết xuất thông tin xây dựng bản đồ giám sát các vùng ngập lụt và kết hợp với thông tin địa giới hành chính chiết tách thông tin các vùng ngập theo các đơn vị hành chính.BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NGẬP LỤTThành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang(Tính đến ngày 14/7/2024)STTXãDiện tích (Ha)1Bãi Thơm5.772Cửa Cạn46.873Cửa Dương47.574Dương Tơ222.365Gành Dầu29.306Hàm Ninh15.927P. Dương Đông9.138P. An Thới84,68Bảng 1. Diện tích ngập lụt tính theo đơn vị cấp xã Trong khu vực giám sát bằng dữ liệu viễn thám thu được ngày 14/7/2024 của ảnh vệ tinh Sentinel-1, khu vực xã Dương Tơ có diện tích ngập lụt lớn nhất là 222.36 ha.Trung tâm giám sát Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thiên tai do mưa lũ và cập nhật phân tích các nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và phòng tránh thiên tai đến các cơ quan trong Bộ.