Hình 1: Vùng rốn lũ Lệ Thủy ngập sâu (nguồn VOV – Miền trung) Ngay khi nhận được thông tin về tình hình mưa lớn tại khu vực Miền trung, Trung tâm Giám sát Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu đã tiến hành triển khai công tác giám sát diễn biến tình hình mưa lũ tại các khu vực chịu ảnh hưởng và kích hoạt hệ thống theo dõi đặt chụp thu ảnh vệ tinh hỗ trợ giám sát ngập lụt Sentinel Asia. Các công việc đã tiến hành:(1) Kích hoạt hệ thống yêu cầu dữ liệu chụp ảnh từ vệ tinh quan trắc khẩn cấp từ Sentinel Asia;(2) Tìm kiếm và tải các cảnh ảnh viễn thám phục vụ phân tích, giám sát (Ảnh vệ tinh Sentinel-1). Chuẩn bị dữ liệu nền gồm: Cơ sở dữ liệu địa lý, bản đồ nền tỷ lệ 1:50.000 khu vực các tỉnh Miền trung phục vụ phân tích, đánh giá với ảnh sau thiên tai để xác định các khu vực ảnh hưởng. Qua khai thác nguồn tư liệu, Đơn vị đã thu nhận được 02 cảnh ảnh vệ tinh Sentinel-1 có độ phân giải 12,5m chup vào ngày 26/10/2024 và 21/10/2024 như sau:1. S1A_IW_GRDH_1SDV_20241025T224354_20241025T224423_056265_06E3C6_5888.SAFE2. S1A_IW_GRDH_1SDV_20241021T110520_20241021T110545_056200_06E135_D088.SAFEHình 2: Ảnh vệ tinh radar Sentinel-1 chụp ngày 26/10/2024 lúc 05h43 phút theo giờ địa phương.Kết quả phân tích hiện trạng ngập lụt theo ảnh vệ tinh chụp lúc 05h43 ngày 26/10/2024 Đánh giá khu vực bị ảnh hưởng- Diện tích ngập lụt: Tổng diện tích ngập lụt (khu vực cảnh ảnh thu nhận được) khoảng 23.570 ha thuộc một phần tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và một phần tỉnh Thừa Thiên Huế. - Mức độ ngập:+ Thành phố Đồng Hới: Mức ngập nhẹ đến trung bình, chủ yếu tại các khu vực trũng thấp ven sông.+ Huyện Lệ Thủy: Mức ngập nghiêm trọng, nước tràn qua nhiều tuyến đường và nhà dân.+ Huyện Minh Hóa: Ghi nhận mức ngập cục bộ tại các vùng trũng gần sông suối.- Thời điểm bắt đầu ngập: Theo ảnh vệ tinh radar, ngập lụt bắt đầu rõ rệt từ ngày 26 tháng 10 năm 2024, khi mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi.- Thời gian dự kiến nước rút: Nếu điều kiện thời tiết tiếp tục diễn biến thuận lợi và không có mưa lớn, nước có thể rút từ 3 đến 5 ngày tới, tùy vào địa hình và hệ thống thoát nước.Bảng 1: Thống kê diện tích ngập lụt theo đơn vị hành chính cấp tỉnhSTTTên tỉnhDiện tích (ha)1Tỉnh Hà Tĩnh1.390,42Tỉnh Quảng Bình18.633,63Tỉnh Quảng Trị3.520,94Tỉnh Thừa Thiên Huế25.5 Bảng 2: Thống kê diện tích ngập lụt theo đơn vị hành chính cấp huyệnSTTTên huyệnTên tỉnhDiện tích (ha)1Huyện Cẩm XuyênTỉnh Hà Tĩnh5,52Huyện Kỳ AnhTỉnh Hà Tĩnh853,03TT. Kỳ AnhTỉnh Hà Tĩnh37,94Tx. Kỳ AnhTỉnh Hà Tĩnh493,85Huyện Bố TrạchTỉnh Quảng Bình1.835,26Huyện Hữu LũngTỉnh Quảng Bình60,07Huyện Lệ ThuỷTỉnh Quảng Bình10.045,78Huyện Quảng NinhTỉnh Quảng Bình3.563,19Huyện Quảng TrạchTỉnh Quảng Bình1.465,110Huyện Tuyên HoáTỉnh Quảng Bình100,311Thành phố Đồng HớiTỉnh Quảng Bình448,212Thị Ba ĐồnTỉnh Quảng Bình1.115,613Huyện Cam LộTỉnh Quảng Trị34,114Huyện Cồn CỏTỉnh Quảng Trị0,015Huyện Gio LinhTỉnh Quảng Trị952,316Huyện Hải LăngTỉnh Quảng Trị937,817Huyện Triệu PhongTỉnh Quảng Trị571,318Huyện Vĩnh LinhTỉnh Quảng Trị966,219Thị Đông HàTỉnh Quảng Trị58,920Thị Quảng TrịTỉnh Quảng Trị0,121Huyện Phong ĐiềnTỉnh Thừa Thiên Huế25,5- Các khu vực ngập nặng (vùng màu xanh): Các huyện như Lệ Thủy và Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình ghi nhận mức độ ngập sâu với nước dâng lên đến 1-2 mét ở một số nơi.Hình 3: Bản đồ (thu nhỏ) giám sát nhanh ngập lụt tại khu vực huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng BìnhẢnh hưởng đến dân cư và cơ sở hạ tầng- Dân cư: Hàng nghìn hộ dân đã phải sơ tán tại các khu vực ngập sâu, đặc biệt là tại Lệ Thủy và Quảng Ninh.- Cơ sở hạ tầng: Một số tuyến đường giao thông chính tại Quảng Bình bị ngập và hư hỏng, bao gồm quốc lộ 1A qua Đồng Hới và một số đường tỉnh lộ. Tình hình ngập lụt tại tỉnh Quảng Bình do bão Trà Mi gây ra đang ở mức đáng báo động với nhiều khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc sử dụng ảnh vệ tinh radar cho phép đánh giá chính xác hiện trạng vùng ngập lụt cũng như diễn biến thông qua chu kỳ chụp lặp của các vệ tinh viễn thám, qua đó giúp cơ quan chức năng đưa ra phương án ứng phó kịp thời.