Sign In

Hoạt động viễn thám tại tỉnh Long An

00:00 29/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Nhằm đẩy đẩy mạnh các hoạt động quản lý nhà nước và ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Long An đã triển khai một số hoạt động trọng tâm liên quan đến lĩnh vực viễn thám cụ thể:

- Triển khai, tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/02/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám.

- Triển khai Thông tư số 07/2019/TT-BTNMT ngày 05/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo khống chế ảnh viễn thám

- Triển khai Thông tư số 08/2019/TT-BTNMT ngày 05/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000, 1:500.000, 1:1.000.000. 

- Triển khai Thông tư số 09/2019/TT-BTNMT ngày 05/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Định mức kinh tế - kỹ thuật Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia.

- Triển khai Thông tư số 12/2019/TT-BTNMT ngày 05/8/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành trạm thu dữ liệu viễn thám.

- Triển khai, thực hiện Thông tư số 13/2020/TT-BTNMT ngày 30/10/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm viễn thám.

- Triển khai, thực hiện Thông tư số 05/2022/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia.

Ngày 22/5/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1212/QĐ UBND về Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2040” trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó, đưa ra 8 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển viễn thám ở địa phương và đến nay đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện rà soát nhu cầu sử dụng ảnh viễn thám theo Công văn số 575/VTQG-CSHTVT ngày 12/10/2020 của Cục Viễn thám quốc gia về việc thông báo kế hoạch và tổng hợp nhu cầu thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám SPOT 6/7. Tuy nhiên qua rà soát, tỉnh chưa có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám tại các công trình, nhiệm vụ, đề án, dự án đang triển khai trên địa bàn.

- Trong năm 2021, thực hiện Công văn số 95/BTNMT-VTQG ngày 08/01/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đề xuất nhiệm vụ, cử Cơ quan và cán bộ đầu mối tham gia xây dựng Đề án “Ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 116/UBND KTN ngày 18/12/2021 đề xuất 05 nhiệm vụ, đề án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và khoa học công nghệ.

- Trong năm 2022, thực hiện Công văn số 872/BTNMT-VTQG ngày 22/2/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề xuất 32 nhiệm vụ, dự án liên quan đến ứng dụng viễn thám phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương tại Công văn số 279/UBND-KTN ngày 28/3/2022. 

Trong năm tỉnh cũng đã triển khai tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh” đến các địa phương theo Công văn số 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 3 của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn này nhằm tạo cơ sở ban đầu để các địa phương căn cứ theo điều kiện tình hình thực tế của từng địa phương tổ chức triển khai, từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình các bước tiến hành và phương thức triển khai thực hiện; thống nhất định hướng giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tính đồng nhất giữa các địa phương, tạo thuận lợi trong việc mở rộng, tích hợp, liên thông quản lý dữ liệu trên phạm vi toàn quốc. 

Theo 08 nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040” trên địa bàn tỉnh An Giang thì đến thời điểm hiện tại tỉnh đã hoàn thành 03 nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng viễn thám trên phạm vi địa bàn tỉnh.

- Xây dựng nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám trên phạm vi toàn tỉnh định kỳ hàng năm, 05 năm và theo nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và thống nhất việc thu nhận.

- Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Đối với 05 nhiệm vụ còn lại chưa thực hiện do trên địa bàn tỉnh chưa triển khai các công trình hạ tầng liên quan đến hoạt động viễn thám. 

Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia, Viện, Trường, tổ chức khoa học trong và ngoài tỉnh tổ chức thực hiện 03 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiên cứu ứng dụng viễn thám, cụ thể:

- Đề tài “Áp dụng TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông)” do Trường Đại học An Giang chủ trì, TS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh chủ nhiệm, đã được Hội đồng KH&CN nghiệm thu năm 2021. Đề tài sử dụng các công cụ QGIS, Google Eather, BlueKenue, TELEMAC2D, TELEMAC3D và SISYPHE để mô phỏng dòng chảy và trầm tích từ đó dự báo được sự di chuyển của hố xói theo không gian và thời gian. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy dòng chảy quyết định đến việc thay đổi lòng dẫn sông tại khu vực nghiên cứu. Mặt khác, đề tài đã tập huấn trên 30 chuyên viên của tỉnh An Giang và cung cấp kiến thức cho hơn 200 đại biểu trên cả nước về lĩnh vực sạt lở.

- Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo” do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chủ trì, TS. Cấn Thu Văn chủ nhiệm, đề tài đã được Hội đồng KH&CN thông qua đề cương và đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu đề tài nhằm ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở bờ sông trên địa bàn tình An Giang, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Thông qua việc thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, dữ liệu ảnh vệ tinh (SPOT 5, SPOT 4 7, Landsat và Sentinel),… sẽ xây dựng quan hệ tương quan giữa sạt lở bờ sông và các yếu tố tác động làm cơ sở xây dựng mô hình máy học nhằm nhận biết cơ chế sạt lở đặc thù của khu vực, từ đó có thể phát triển hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở với độ chính xác cao.

- Đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp đánh giá chất lượng đất phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các tiểu vùng sản xuất lúa kém hiệu quả do hạn ở tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, PGS.TS. Võ Quốc Tuấn chủ nhiệm, đề tài đang triển khai thực hiện. Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng kịch bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả cho các tiểu vùng sản xuất lúa kém hiệu quả do khô hạn ở tỉnh An Giang trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám (sử dụng ảnh vệ tinh Landsat-8, Sentinel-1 (SAR), Sentinel-2), kết hợp phân tích, đánh giá hiện trạng dinh dưỡng đất và mô phỏng các mô hình chuyển đổi áp dụng cho thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn. 

Viễn thám là lĩnh vực khá mới mẻ, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về viễn thám chưa có chuyên môn kỹ thuật về viễn thám, chưa được đầu tư ngân sách để phát triển viễn thám tại địa phương... Hệ thống hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng lưới trạm thu dữ liệu viễn thám (trạm cố định, trạm di động, trạm ảo và trạm thu dữ liệu viễn thám khí tượng), trạm điều khiển; hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu viễn thám và mạng lưới truyền dẫn dữ liệu viễn thám để cung cấp dữ liệu viễn thám cho các sở, ngành, địa phương theo các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ do Trung ương giao hiện vẫn chưa được triển khai thực hiện. Cơ sở vật chất (phần cứng, phần mềm) về vận hành các trạm thu dữ liệu viễn thám nhằm phục vụ cập nhật, chia sẻ, khai thác dữ liệu viễn thám chưa được trang bị, tập huấn quản lý sử dụng. Các cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng, phát triển viễn thám trong quản lý tài nguyên, giám sát môi trường, thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh chưa được khuyến khích rộng rãi do đây là lĩnh vực mới đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mới có thể khai thác, sử dụng hiệu quả. 

Trong thời gian tới, Long An sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Viễn thám quốc gia hướng dẫn, hỗ trợ địa phương có nhiều cơ hội tiếp cận, đưa viễn thám trở nên phổ biến, từ đó ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực thực tiễn ở địa phương, tăng cường bố trí kinh phí cho các địa phương trong hoạt động viễn thám, đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về viễn thám, từ đó đề xuất áp dụng thực tiễn tại địa phương.

Phòng Quản lý hoạt động viễn thám

Ý kiến