Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành thăm và làm việc với Đài Viễn thám Trung ương, Cục Viễn thám quốc gia Cục Viễn thám quốc gia đang triển khai dự án hợp tác với Italia trong “Thiết lập và triển khai Hệ thống thông tin địa lý về tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, Đánh giá rủi ro và Giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên Công nghệ viễn thám” trong đó tập trung vào: Nâng cao năng lực phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia; giám sát và đánh giá môi trường và tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu cho Việt Nam dựa trên Công nghệ viễn thám Năm 2007, Trung tâm Viễn thám quốc gia (nay là Cục Viễn thám quốc gia) thực hiện dự án Chính phủ “Xây dựng Hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt Nam” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Cộng hòa Pháp có vốn đầu tư hơn 19,3 triệu Euro và gần 50 tỷ đồng Việt Nam. Một trong những kết quả quan trọng của dự án này là đã lắp đặt thành công và đưa vào vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam thu được 4 loại ảnh vệ tinh quang học và 1 loại ảnh radar; Trạm thu dữ liệu viễn thám của Cục Viễn thám QG thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám từ các vệ tinh trong bán kính 2500 km Ngày 9 tháng 7 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ khánh thành Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam. Việc đưa Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam vào vận hành đã được đánh giá là một trong mười sự kiện lớn có ý nghĩa của Bộ và cũng là một trong mười sự kiện về KHCN của Việt Nam. Với kết quả đạt được của dự án, lần đầu tiên ở Việt Nam thu được ảnh vệ tinh Spot của Pháp và ENVISAT của Châu Âu, chủ động xử lý và cung cấp tư liệu ảnh cho các bộ, ngành và địa phương; đào tạo 38 kỹ sư có trình độ cao về quản lý, vận hành Trạm thu, xử lý ảnh và 267 cán bộ về ứng dụng công nghệ viễn thám. Đã có 15 cơ sở ứng dụng được trang bị hệ thống máy, phần mềm chuyên ngành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án đủ mức hiện đại cho việc vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh và Trung tâm dữ liệu Viễn thám quốc gia đáp ứng cho sự phát triển tương lai của công nghệ vũ trụ và viễn thám ở Việt Nam. Cho đến nay, Cục Viễn thám quốc gia đã chủ động vận hành Trạm thu, kết quả đã thu được 96.116 cảnh ảnh Spot2, 164.727 cảnh ảnh Spot4, 15.557 cảnh ảnh Spot5 và 490 cảnh ảnh ASAR, 144 ảnh Meris của vệ tinh ENVISAT, ảnh vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 của Việt nam trong bán kính 2500 km tính từ Trạm thu. Trạm thu dữ liệu viễn thám của Cục Viễn thám QG thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám từ các vệ tinh trong bán kính 2500 km Cục Viễn thám quốc gia đã vận hành Trung tâm Dữ liệu quốc gia để xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh và cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương 423 cảnh ảnh Spot, 4383 mảnh bình đồ ảnh các tỉ lệ (trong đó có 1325 mảnh tỉ lệ 1/10.000 thuộc 6 tỉnh phục vụ cho công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010) và bình đồ ảnh cho 39 tỉnh phục vụ Chương trình điều tra tài nguyên rừng Chu kỳ IV. Năm 2019 Cục Viễn thám quốc gia tiếp tục triển khai hợp tác với tập đoàn AirBus để vận hành nâng cấp trạm thu dữ liệu viễn thám để thu được các dữ liệu của ảnh vệ tinh SPOT 6-7 của Cộng hòa Pháp thuộc “Hệ thống Giám sát Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường ở Việt Nam” và phối hợp trong xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia nhằm cung cấp cho nhu cầu các bộ, ngành, địa phương. Cục Viễn thám quốc gia cũng đang phối hợp với các đối tác Ấn Độ “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ sử dụng viện trợ của Quỹ ASEAN - Ấn Độ hướng tới mục tiêu Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ không gian giữa các nước ASEAN và Ấn Độ, thông qua dự án: Xây dựng một Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cho các nước ASEAN; Cung cấp dữ liệu viễn thám từ các vệ tinh sẵn có và vệ tinh trong tương lai của ISRO; Thiết lập cơ chế đào tạo về kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ viễn thám cho các cán bộ của ASEAN. Phối hợp với chương trình SilvaCarbon (là một chương trình hợp tác kỹ thuật liên ngành của Chính phủ Hoa Kỳ), Đại học Maryland và USGS (Hoa Kỳ) thực hiện nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính năm 2022 và tiếp theo là chu kỳ 02 năm/1 lần trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) phục vụ việc xây dựng các báo cáo quốc gia và đóng góp do quốc gia tự quyết định; Hợp tác với Cơ quan quản lý thiên tai khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (Sentinel Asia) giám sát thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam. Sentinel Asia sẽ chia sẻ thông tin về thảm họa trong thời gian gần thực trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu sử dụng công nghệ Web-GIS; đồng thời cung cấp dữ liệu viễn thám cho Cục Viễn thám quốc gia để thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên thiên tai do bão, lũ lụt ở Việt Nam. Ngoài ra, trong thời gian tới, Cục Viễn thám quốc gia sẽ đẩy mạnh phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu của Cộng hòa Pháp, trong đó dẫn đầu là Phòng nghiên cứu CESBIO của Đại học Toulouse trong việc ứng dụng dữ liệu viễn thám radar và giải pháp công nghệ hiện đại trong giám sát thường xuyên diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam. Ngoài ra, Cục Viễn thám quốc gia hiện là Đầu mối của Tiểu ban khoa học và công nghệ vũ trụ của ASEAN (SCOSA) tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với các Cơ quan viễn thám trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaisia, Indonesia để chia sẽ dữ liệu, hình thành cơ sở hạ tầng viễn thám dùng chung giữa các nước trong khối để giám sát tài nguyên, môi trường. Trong thời gian tới Cục Viễn thám quốc gia dự kiến hợp tác với các nước các nội dung sau: 1. Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về viễn thám trong đó tập trung nghiên cứu đổi mới, chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại; 2. Hợp tác nghiên cứu thiết kế và làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh viễn thám vừa và nhỏ, thiết bị bay không người lái, khinh khí cầu, thiết bị cảm biến viễn thám, trạm thu dữ liệu và trạm điều khiển vệ tinh viễn thám, mạng lưới truyền dẫn, phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu viễn thám; 3. Hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, phát triển công nghệ viễn thám, nhất là trong quan trắc, giám sát bằng công nghệ viễn thám; 4. Hợp tác trong việc xây dựng chính sách, phát triển vệ tinh viễn thám, trạm thu và điều khiển, ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực viễn thám; 5. Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng Luật Viễn thám Việt nam. 6. Hợp tác chia sẻ dữ liệu ảnh viễn thám phân giải cao (2m-10m) và phân giải siêu cao (0,15-2m) để thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội