Sign In

Xây dựng quy trình kỹ thuật giám sát thiên tai bằng công nghệ viễn thám.

00:00 19/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua sự nóng lên toàn cầu, làm tăng cường độ và tần suất của các cơn bão. Nước biển ấm lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các cơn bão dữ dội, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, tác động BĐKH đến sự tồn vong của toàn cầu, nó tạo ra những thách thức to lớn, ảnh hưởng nặng nề tới mục tiêu phát triển của một quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trầm trọng của BĐKH.

Ngày 04/10/2024 dưới sự chủ trì của Phó Cục trưởng Lê Quốc Hưng chỉ đạo Trung tâm Giám sát TNMT&BĐKH hoàn thiện quy trình theo theo hướng áp dụng công nghệ để đưa ra các thông tin nhằm hỗ trợ công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, không chỉ riêng các thông tin vùng ngập lụt. Quy trình cần xây dựng đáp ứng cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu trước, trong và sau thiên tai sảy ra. Trên cơ sở Thông tư số 12/2023/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2023 của Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám, Trung tâm đã đề xuất xây dựng các bước trong Quy trình sử dụng ảnh vệ tinh giám sát thiên tai và chi tiết các công đoạn thực hiện, cụ thể phân rõ trách nhiệm của người thực hiện, thời hạn hoàn thành từng công đoạn và tổng hợp báo cáo giám sát thiên tai sau mỗi nhiệm vụ giám sát cũng như tổng hợp báo cáo hàng năm về công tác giám sát thiên tai theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Dưới sự chỉ đạo lãnh đạo Cục Viễn thám quốc gia, theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Giám sát TNMT&BĐKH trước những cơn bão đươn vị đã khẩn trương, kích hoạt hệ thống hỗ trợ giám sát thiên tai Châu Á – Thái Bình Dương (Sentinel Asia) để gám sát ngập lụt đảm bảo tính thời sự kịp thời và chính xác, qua đó đã thu nhận được hàng chục cảnh ảnh từ các nguồn khác nhau cùng các sản phẩm chiết tách thông tin vùng bị ngập lụt do bão và mưa lớn gây ra để cung cấp kịp thời đến cơ qua dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Để công tác dự báo được kịp thời với các tình huống thiên tai diễn biến dị thường cần hoàn thiện và quy chuẩn quy trình giám sát thiên tai sử dụng ảnh viễn thám để giám sát ngập lụt là cần thiết đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ chuyên môn và quản lý nhà nước về viễn thám, theo dõi chặt chẽ các diễn biến và các yếu tố có thể tác động đến diễn biễn bão, từ đó giám sát chính xác và kịp thời nhất về lượng mưa, lũ quét, sạt lở đất, có đánh giá, tổng hợp, báo cáo, cảnh báo sau bão. 

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

Ông Lê Quốc Hưng – Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia chủ trì tại buổi làm việc 

 

 

Ông Vũ Hữu Liêm – Giám đốc TT Giám sát TNMT&BĐKH(áo trắng thứ 2 từ phải qua trái) và tổ xây dựng Quy trình giám sát thiên tai trình bày tại buổi làm việc 

 

 

Toàn cảnh tại buổi làm việc

Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu, Cục Viễn thám quốc gia

Ý kiến

Phát triển kỹ thuật giám sát hỗ trợ khả năng phục hồi của rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đáng chú ý, nơi có sự đa dạng sinh học tuyệt vời, thảm thực vật dày đặc và các điều kiện hấp thụ một lượng lớn carbon. Vì chúng xuất hiện ở các vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng cũng chịu tác động nặng nề nhất từ bão và lốc xoáy, do đó rừng ngập mặn rất quan trọng đối với việc bảo vệ bờ biển. Mặc dù chúng có thể phục hồi tự nhiên, nhưng những cơn bão liên tiếp có thể cản trở hoặc làm chậm quá trình phục hồi của chúng, dẫn đến rừng ngập mặn chết được gọi là "rừng ma".