Từ nhiệm kỳ chính phủ khóa 2016 – 2021, viễn thám chính thức trở thành lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặc dù là lĩnh vực quản lý mới, nhưng viễn thám đã dần dần khẳng định được vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội. Hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện qua một số kết quả quan trọng trong hoàn thiện thể chế chính sách, trong Quản lý cơ sở hạ tầng viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, trong phát triển công nghệ và thúc đẩy ứng dụng viễn thám. Viễn thám là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao được nhà nước công nhận tại Mục 17 của “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển” tại Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc ứng dụng công nghệ cao được thể hiện ở các giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực thể hiện ở các Luật, Nghị định chuyên ngành. Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được phê duyệt, bao gồm 9 nhóm nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám. Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án “Ứng dụng viễn thám phục vụ công tác quốc phòng” và “Ứng dụng viễn thám phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia Việt Nam”. Để viễn thám Việt Nam phát triển đúng hướng theo kịp với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của viễn thám trên thế giới cần thống nhất quản lý tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám, và được cụ thể hóa trong các nội dung pháp luật về viễn thám. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám cần bao quát, mở đáp ứng được sự phát triển công nghệ, các thiết bị tham gia hoạt động viễn thám nhưng cũng cần chặt chẽ đáp ứng được các quy định kỹ thuật, yêu cầu của các lĩnh vực liên quan. Nội dung của chuyên đề gồm: - Phương thức tổ chức, phạm vi và nội dung quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám. - Hiện trạng quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám. - Các vấn đề về thống nhất quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của sản phẩm viễn thám - Một số đề xuất về quản lý, triển khai công tác quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm viễn thám.PHẦN 1. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÁC SẢN PHẨM VIỄN THÁM Theo Nghị định 03/2019 về hoạt động viễn thám do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 20/02/2019) khái niệm viễn thám được hiểu như sau: “Viễn thám là lĩnh vực khoa học và công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng” Các đối tượng viễn thám theo khái niệm trên bao gồm: tàu vũ trụ, vệ tinh, máy bay, thiết bị bay không người lái. Và hoạt động viễn thám được hiểu: “Là các hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám”. Do đó, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám gắn liền với yêu cầu quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng: thu nhận. lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám. Phân chia quá trình quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm viễn thám: thu nhận, lưu trữ, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, xây dựng CSDL viễn thám.1.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: thu nhận, lưu trữ, cung cấp, khai thác dữ liệu ảnh viễn thám Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2008. Nghị định Về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. Nghị định này quy định quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ; tổ chức hoạt động bay; cấp phép bay, điều hành bay cho máy bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương tiện bay siêu nhẹ. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương tiện bay siêu nhẹ. Đối với tàu bay không người lái, các loại phương tiện bay siêu nhẹ phục vụ cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng được áp dụng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Từ năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010, Quy định về thu nhận lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyết định này quy định việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia cho mục đích dân sự. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyêt định số 30/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014, Quyết định Về việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1. Quyết định này quy định về việc điều khiển, phát và thu nhận tín hiệu ảnh, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1. Thông tư 71/2015/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2015. Thông tư Quy định kỹ thuật đặt chụp ảnh viễn thám. Thông tư số 52/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định Quy trình công nghệ và định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý ảnh VNREDSAT-1. Thông tư này áp dụng cho việc thu nhận và xử lý ảnh VNREDSat-1 đa phổ 10m, ảnh toàn sắc 2,5m và ảnh tổng hợp màu 2,5m trong lãnh thổ Việt Nam và là căn cứ tính đơn giá sản phẩm VNREDSat-1. Thông tư số 35/2017/TT-BQP ngày 12 tháng 02 năm 2017. Thông tư Quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019 Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2040. Phát triển viễn thám với thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại; có trọng tâm, trọng điểm phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám, CSDL viễn thám quốc gia, phát triển công nghệ viễn thám, quan trăc và giám sát bằng viễn thám trong một số lĩnh vực; khuyến khích, huy động hiệu quả các nguồn lực trong xã hội phát triển ứng dụng viễn thám. Nghị định 03/2019/ NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 Về hoạt động viễn thám. Nghị định này quy định về hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám. Thông tư số 07/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo khống chế ảnh viễn thám. Định mức kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đo khống chế ảnh viễn thám. Định mức KT-KT được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ về đo khống chế ảnh viễn thám do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khi chưa có định mức tổng hợp. Định mức KT-KT được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất cơ sở và biên soạn định mức tổng hợp phục vụ công tác quản lý sản xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 08/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5000, 1:10000, 1:500000, 1:1000000. Định mức này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức và cá nhân sử dụng để thẩm định, tính đơn giá sản phẩm, lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ thực hiện thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000, 1:500.000, 1:1.000.000 bằng nguồn ngân sách nhà nước. Thông tư số 12/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 08 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành trạm thu dữ liệu viễn thám. Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2020. Quyết định Thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với các tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong vùng trời Việt Nam và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan. Thông tư số 07/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021. Thông tư Quy định kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ và xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái. Quyết định số 238/QĐ-VTQG ngày 04 tháng 11 năm 2020. Quyết định Về việc ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. TCVN -1:2021 Viễn thám quang học đa phổ - Siêu dữ liệu viễn thám phần 1: Dạng ảnh thô, sản phẩm ảnh mức 2A, 3A – Yêu cầu kỹ thuật. Thông tư số 16/2022/TT-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2022. Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ máy bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư số 39/2023/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2023 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia và thu phí.1.2. Hệ thống các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: xử lý, sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, xây dựng CSDL ảnh viễn thám Quyết định số 01/2008/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 03 năm 2008. Quyết định Về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 bằng ảnh vệ tinh. Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010, Quy định về thu nhận lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyết định này quy định việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia cho mục đích dân sự. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư số 37/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2011. Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:25000, 1:50000, 1:100000, 1:250000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh. Thông tư số 70/2012/TT-BTC ngày 03 tháng 05 năm 2012, Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư 05/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2012. Thông tư Quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25000 và 1:50000 bằng ảnh vệ tinh. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở Việt Nam. Quyêt định số 30/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014, Quyết định Về việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1. Quyết định này quy định về việc điều khiển, phát và thu nhận tín hiệu ảnh, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1. Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư số 10/2015/TT-BTNMT ngày 25 tháng 03 năm 2015. Thông tư Quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao đến người sử dụng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thám, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao. Thông tư số 52/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định Quy trình công nghệ và định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý ảnh VNREDSAT-1. Thông tư này áp dụng cho việc thu nhận và xử lý ảnh VNREDSat-1 đa phổ 10m, ảnh toàn sắc 2,5m và ảnh tổng hợp màu 2,5m trong lãnh thổ Việt Nam và là căn cứ tính đơn giá sản phẩm VNREDSat-1. Thông tư số 08/2017/TT-BTNMT ngày 06 tháng 06 năm 2017. Thông tư Quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám. Thông tư số 09/2017/TT-BTNMT ngày 06 tháng 06 năm 2017. Thông tư Quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia và không áp dụng đối với các cơ quan: Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019 Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2040. Phát triển viễn thám với thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại; có trọng tâm, trọng điểm phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám, CSDL viễn thám quốc gia, phát triển công nghệ viễn thám, quan trăc và giám sát bằng viễn thám trong một số lĩnh vực; khuyến khích, huy động hiệu quả các nguồn lực trong xã hội phát triển ứng dụng viễn thám. Nghị định 03/2019/ NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 Về hoạt động viễn thám. Nghị định này quy định về hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám. Thông tư 09/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia.TCVN 12688:2019 Hệ thống không ảnh. Thành lập bình đồ ảnh. Thông tư số 13/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2020. Thông tư Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm viễn thám. Định mức này phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm viễn thám đối với cấp chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước. TCVN -1:2021 Viễn thám quang học đa phổ - Siêu dữ liệu viễn thám phần 1: Dạng ảnh thô, sản phẩm ảnh mức 2A, 3A – Yêu cầu kỹ thuật. Thông tư số 07/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021. Thông tư Quy định kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ và xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái. Thông tư số 05/2022/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2022, Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Định mức kinh tế -kỹ thuậtnày áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Định mức kinh tế -kỹ thuật này được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất, tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình vànhiệm vụ về xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện. Thông tư số 13/2022/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2022. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và bản đồ hàm lượng diệp lục bề mặt nước biển tỷ lệ 1:500000, 1:1000000 bằng dữ liệu viễn thám quang học phân giải thấp. Thông tư số 16/2022/TT-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2022. Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ máy bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư số 39/2023/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2023 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia và thu phí.PHẦN 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÁC SẢN PHẨM VIỄN THÁM2.1 . Hiện trạng các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: thu nhận, lưu trữ, cung cấp, khai thác dữ liệu ảnh viễn thám Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2008 Điều 3 của Nghị định quy định rõ về các Về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. Tàu bay là các thiết bị bay mà việc điều khiển duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó. Các phương tiện siêu nhẹ, bao gồm khí cầu (khí cầu có người điều khiển và không có người điều khiển) và mô hình bay. Thông tư số 35/2017/TT-BQP ngày 12 tháng 02 năm 2017, quy định các tàu bay không người lái, các thiết bị bay siêu nhẹ đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ các thông tin nhận dạng, xuất xứ, tên địa chỉ liên hệ của người đề nghị cấp phép, tổ chức bay, các tính năng cơ bản (sải cánh, số lượng và kiểu động cơ, nhiên liệu sử dụng, trọng lượng cất cánh, tốc độ bay, tầm bay, phương pháp cất cánh, kích thước bãi cất hạ cánh, phương pháp điều khiển tầu bay,… và các thiết bị bay siphải cung cấp đầy đủ đảm bảo các tàu bay không người lái, các thiết bị bay siêu nhẹ phải được thiết kế, chế tạo. Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2020 Điều 3 của Quyết định quy định các khu vực cấm bay: Khu vực công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ. Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500m; Khu vực trụ sở làm việc; khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương, Trụ sở ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Khoảng cách từ các tàu bay không người lái và các thiết bị bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 200m; Khu vực quốc phòng, an ninh; khu vực cản hàng không dân dụng, quân sự; khu vực giới hạn đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của các đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam. Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2020 quy định các khu cấm bay, hạn chế bay, độ cao bay đảm bảo an toàn hàng không, an toàn an ninh quốc phòng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Các quy định kỹ thuật này giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi ro trong quá trình bay của các tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ. Thông tư số 07/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021, Thông tư Quy định kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư số 16/2022/TT-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2022. Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ máy bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010, quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 12 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Quyêt định số 30/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014, Quyết định Về việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1. Quyết định này quy định về việc điều khiển, phát và thu nhận tín hiệu ảnh, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1. Thông tư 71/2015/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2015. Thông tư Quy định kỹ thuật đặt chụp ảnh viễn thám. Thông tư số 52/2016/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định Quy trình công nghệ và định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý ảnh VNREDSAT-1. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2040. Với các nội dung chủ yếu: Nghị định 03/2019/ NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 Về hoạt động viễn thám. Nghị định này quy định về hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám. Thông tư số 07/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo khống chế ảnh viễn thám. Thông tư số 08/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5000, 1:10000, 1:500000, 1:1000000. Thông tư số 12/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 08 năm 2019. Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành trạm thu dữ liệu viễn thám. Quyết định số 238/QĐ-VTQG ngày 04 tháng 11 năm 2020. Quyết định Về việc ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. TCVN -1:2021 Viễn thám quang học đa phổ - Siêu dữ liệu viễn thám phần 1: Dạng ảnh thô, sản phẩm ảnh mức 2A, 3A – Yêu cầu kỹ thuật. Thông tư số 39/2023/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2023, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. 2.2. Hiện trạng các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: xử lý, sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, xây dựng CSDL ảnh viễn thám Quyết định số 01/2008/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 03 năm 2008, Quyết định Về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 bằng ảnh vệ tinh. Thông tư số 37/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2011, Thông tư ban hành về Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:25000, 1:50000, 1:100000, 1:250000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh. Thông tư 05/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2012, Thông tư Quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25000 và 1:50000 bằng ảnh vệ tinh. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở Việt Nam. Thông tư số 10/2015/TT-BTNMT ngày 25 tháng 03 năm 2015, Thông tư Quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao đến người sử dụng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thám, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao. Thông tư số 08/2017/TT-BTNMT ngày 06 tháng 06 năm 2017, Thông tư này quy định nội dung và trình tự các bước thực hiện đo khống chế ảnh viễn thám, đồng thời là cơ sở pháp lý để quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật có sử dụng đo khống chế ảnh viễn thám. Thông tư số 09/2017/TT-BTNMT ngày 06 tháng 06 năm 2017, Thông tư Quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia và không áp dụng đối với các cơ quan: Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Nghị định 03/2019/ NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019, Nghị định này quy định về hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám. Thông tư 09/2019/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2019, Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư số 13/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2020, Định mức này phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm viễn thám đối với cấp chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước. TCVN -1:2021 Viễn thám quang học đa phổ - Siêu dữ liệu viễn thám phần 1: Dạng ảnh thô, sản phẩm ảnh mức 2A, 3A – Yêu cầu kỹ thuật. Thông tư số 05/2022/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2022 , Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Thông tư số 13/2022/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2022, Thông tư Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và bản đồ hàm lượng diệp lục bề mặt nước biển tỷ lệ 1:500000, 1:1000000 bằng dữ liệu viễn thám quang học phân giải thấp. Thông tư số 16/2022/TT-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2022, Thông tư Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ máy bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Thông tư số 39/2023/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2023, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. PHẦN 3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÁC SẢN PHẨM VIỄN THÁM3.1 Thống nhất quản lý các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: thu nhận, lưu trữ, cung cấp, khai thác dữ liệu ảnh viễn thám Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với các tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ đã được xây dựng hệ thống nghị định, thông tư quy định hoàn chỉnh từ: yêu cầu đầy đủ hồ sơ, tài liệu thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ; phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra phục vụ cho mục đích thử nghiệm tàu bay, các trang thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.; Có đầy đủ hồ sơ tài liệu quy chuẩn về quy trình thử nghiệm đối với từng loại tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; có nguồn năng lực chuyên môn kỹ thuật phù hợp; có năng lực thực hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm tàu bay, động cơ và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và các thiết bị bay siêu nhẹ; các tàu bay không người lái, các thiết bị bay siêu nhẹ đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ các thông tin nhận dạng, xuất xứ, tên địa chỉ liên hệ của người đề nghị cấp phép, tổ chức bay, các tính năng cơ bản (sải cánh, số lượng và kiểu động cơ, nhiên liệu sử dụng, trọng lượng cất cánh, tốc độ bay, tầm bay, phương pháp cất cánh, kích thước bãi cất hạ cánh, phương pháp điều khiển tầu bay, .. Các quy định cũng chỉ ra các khu vực cấm bay, hạn chế bay và điều kiện cấp phép bay đối với các thiết bị bay này. Các quy định kỹ thuật thu nhận, xử lý hình ảnh từ thiết bị bay không người lái quy định chi tiết các thiết bị được gắn trên tàu bay, hệ thống định vị, hệ quy chiếu việc thể hiện hình ảnh thu nhận và hiển thị quá trình điều khiển thiết bị. Các sản phẩm thu nhận được như: DSM, DEM, bình đồ ảnh phải được thành lập theo hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN 2000, múi chiếu, kinh tuyến trục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Hệ độ cao sử dụng trong xây dựng mô hình số độ cao là hệ độ cao quốc gia hiện hành. Khuôn dạng dữ liệu và độ chính xác của các sản phẩm sau xử lý được quy định cụ thể. Quy trình công nghệ thu nhận và xử lý dữ liệu từ UAV được quy định cụ thể, chính xác cho từng bước thực hiện. Định mức kinh tế - kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ máy bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000. Được áp dụng cho các bước công việc: - Thu nhận dữ liệu ảnh số (Đo nối trạm cố định, điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra; Tổ chức bay chụp ảnh) Xử lý dữ liệu ảnh số (Xử lý dữ liệu sau bay chụp; Bình sai khối ảnh; Tạo đám mây điểm; Thành lập mô hình số bề mặt; Thành lập bình đồ ảnh; Thành lập mô hình số độ cao.) Về cơ bản các quy định pháp luật đã quy định rõ rang, chi tiết toàn bộ quá trình khai thác các thiết bị bay không người lái thu nhận và xử lý dữ liệu. Nhưng các quy định pháp luật này vẫn chỉ giới hạn ở các thông tư, nghị định, quyết định chứ chưa đưa lên thành luật nên hiệu quả thi hành chưa cao, chưa có các chế tài đủ mạnh để quản lý hoạt động có hiệu quả. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đối với thu nhận, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia: Quy định đầy đủ chi tiết về các cơ quan có chức năng, kế hoạch thu nhận dữ liệu. Xây dựng và công bố các siêu dữ liệu viễn thám quốc gia phụ vụ công tác tra cứu, khai thác. Đối với vệ tinh VNREDSat-1 đã có quyết định của Thủ tướng chính phủ về quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam quy định cơ quan vận hành, xây dựng kế hoạch bay chụp, quy định cơ quan thu nhận, lưu trữ và cung cấp các dữ liệu ảnh VNREDSat-1. Quy trình công nghệ và định mức kinh tế kỹ thuật thu nhận và xử lý ảnh VNREDSat-1 cũng được quy định cụ thể cho các bước thực hiện và định mức đi kèm. Chiến lược viễn thám quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến nay 2040 cũng như nghị định viễn thám đều quy định rõ rang, chi tiết về hệ thống thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp dữ liệu viễn thám. Nhưng các văn bản quy phạm pháp luật trên cũng chỉ dừng ở mức thông tư, nghị định, quyết định chưa được quy định dưới dạng Luật nên hiệu quả thi hành chưa cao, chưa có chế tài đủ mạnh để quản lý hoạt động hiệu quả.3.2 Thống nhất quản lý các quy phạm pháp luật quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm viễn thám: xử lý, sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám, xây dựng CSDL ảnh viễn thám Đối với quá trình xử lý, sử dụng ảnh viễn thám, xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám đã xây dựng các quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao. Định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với sản phẩm viễn thám sau: Ảnh viễn thám 1A; Ảnh viễn thám 2A; Ảnh viễn thám 3A; Ảnh viễn thám 3B; Đo khống chế ảnh viễn thám; Thành lập Bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5.000; 1:10.000; 1:500.000; 1:1.000.000; Công bố Siêu dữ liệu viễn thám quốc gia. Việc ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám hiện chỉnh bản đồ địa hình đã có các quy định định mức kinh tế kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 bằng ảnh vệ tinh; Quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25000 và 1:50000 bằng ảnh vệ tinh. Trong công tác thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám có các quy định: Thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1.10.000; Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:25000, 1:50000, 1:100000, 1:250000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh; Thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:500.000; Thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:1.000.000. Quy định nội dung và trình tự các bước thực hiện đo khống chế ảnh viễn thám, đồng thời là cơ sở pháp lý để quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật có sử dụng đo khống chế ảnh viễn thám. Đối với các dữ liệu có độ phân giải thấp: Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và bản đồ hàm lượng diệp lục bề mặt nước biển tỷ lệ 1:500000, 1:1000000 bằng dữ liệu viễn thám quang học phân giải thấp. Đối với xây dựng, cập nhật CSDL viễn thám quốc gia: Quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia; Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia; Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; TCVN -1:2021 Viễn thám quang học đa phổ - Siêu dữ liệu viễn thám phần 1: Dạng ảnh thô, sản phẩm ảnh mức 2A, 3A – Yêu cầu kỹ thuật; Định mức kinh tế - kỹ thuật Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Như chúng ta đã thấy, các văn bản pháp luật về xử lý, sử dụng ảnh viễn thám xây dựng CSDL ảnh viễn thám quốc gia tương đối đầy đủ, chi tiết. Nhưng các văn bản pháp luật này mới chỉ được xây dựng dưới dạng Thông tư, Nghị định, quyết định, TCVN chứ chưa được thể hiện dưới dạng Luật nên hiệu quả thi hành chưa cao và chưa có chế tài đủ mạnh để quản lý hiệu quả.KẾT LUẬN Pháp luật về viễn thám tuy mới bắt đầu xây dựng nhưng cũng đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế: tính pháp lý của văn bản quy phạm pháp lý cao nhất về viễn thám còn hạn chế do mới ở tầm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chưa xây dựng được Chỉ thị, Nghị định hay Luật Viễn thám, do vậy nên hiệu quả thi hành pháp luật chưa cao, cơ chế gắn kết trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thám các cấp, sự phối hợp gữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành và địa phương trong xây dựng kế hoạch và các đề án, dự án về viễn thám chưa được coi trọng thi hành, các quy định về quản lý, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu viễn thám chưa đảm bảo cho việc chia sẻ, dùng chung thông tin dữ liệu viễn thám, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội; Thiếu các chế tài đủ mạnh để quản lý hoạt động viễn thám có hiệu quả, loại bỏ tình trạng khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám chồng chéo gây lãng phí đầu tư ngân sách. Trong những năm vừa qua việc rà soát, xây dựng văn bản quy pháp luật đã được quan tâm đầu tư, đẩy mạnh, tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật viễn thám còn hạn chế, chỉ một số cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp làm việc trong lĩnh vực viễn thám quan tâm tìm hiểu, các đối tượng có liên quan ít quan tâm, tiếp cận các quy định về viễn thám, nếu có chỉ tìm hiểu về nội dung kỹ thuật. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành liên quan đến lĩnh vực viễn thám, bởi Cục Viễn thám quốc gia mới được thành lập, cần phải có những hoạt động tuyên truyền cũng như phải phối hợp trong các vấn đề liên quan, như vậy mới thể hiện được vai trò của Cục đầu ngành về lĩnh vực viễn thám, cụ thể: - Quản lý các hoạt động viễn thám ở trong và ngoài Bộ. - Quản lý hệ thống trạm thu ảnh viễn thám. - Quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia của các Bộ, ngành. Để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thám, việc cần thiết là phải xây dựng hành lang pháp lý với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ. Bên cạnh đó, Cục Viễn thám quốc gia cần khẳng định tiếng nói là cơ quan quản lý đầu ngành trong việc đề xuất xây dựng các nhiệm vụ ứng dụng viễn thám cho các lĩnh vực chuyên ngành hoặc trong các hội đồng khoa học, các chương trình nghiên cứu cấp quốc gia.TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.monre.gov.vn/ Bộ Tài nguyên và Môi trường.[2]. https://chinhphu.vn/ Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.