Vùng ven biển Việt Nam là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và nhiều khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng trên thế giới; đây chính là tiềm năng lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp cùng với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên xảy ra nhiều thiên tai như: Bão, lũ, lụt, hạn hán... đặc biệt hiện tượng xâm thực diễn biến trong thời gian dài. Mặt khác, nước biển dâng làm tăng diện tích bề mặt các cửa sông, tăng tỷ lệ nước mặn xâm nhập… gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Xói lở và bồi tụ bờ biển là kết quả của hoạt động địa động lực biển hoặc địa động lực biển kết hợp địa động lực dòng sông, thường xuyên xảy ra ở các bờ biển trên toàn thế giới với những mức độ, cường độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Theo đánh giá của COBSEA - một tổ chức chuyên giải quyết những thách thức do nước biển dâng và xói lở bờ biển ở khu vực Biển Đông Á thì hiện tượng xói lở bờ biển Việt Nam đang diễn ra ngày càng phức tạp, rộng khắp trên dải ven biển từ Bắc đến Nam. Trong khi đó, thời điểm trước năm 1950 - 1960 chưa thấy xuất hiện hiện tượng này mà đa phần là bồi lắng. Từ năm 1960 trở lại đây, hiện tượng bồi lắng ngày một ít đi, xói lở tăng dần, nhiều tỉnh đã mất tới 18km như Thanh Hóa, 45 km tại Nghệ An và 60km đường biển Hà Tĩnh… Trong những năm qua, xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông ở dải ven biển từ Quảng Ninh đến Càu mau vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng về tính mạng, tài sản con người, để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái. Gần đây, hiện tượng xói lở bờ biển, cửa sông đã và đang rất nghiêm trọng ở Cửa Đại (tỉnh Quảng Nam) và nhiều vùng khác, Thống kê cho thấy trong 10 năm trở lại đây, vùng bờ biển Hội An bị xâm thực ngày càng nặng gây sạt lở nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm biển xâm thực sâu vào đất liền 10 - 15m với chiều dài khoảng 7km. Đặc biệt, hiện tượng sạt lở đang diễn biến phức tạp và kéo dài về phía bắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch và phát triển đô thị Hội An. Theo báo cáo tại hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, hàng năm bờ biển này đã bị xâm thực khá nặng nề: Bờ biển tỉnh Cà Mau chia làm 2 phần, phía Đông và phần phía Tây, phía Đông chịu ảnh hưởng của Biển Đông, phía Tây giáp ranh Kiên Giang, cùng với Kiên Giang chịu ảnh hưởng của vùng biển phía Tây. Bờ biển tỉnh Cà Mau tổng chiều dài sạt lở ven biển ở tỉnh này đã trên 40km chia làm 2 đoạn: Đoạn giáp biển Đông từ Gành Hào đến Mũi Cà Mau thường bị xói lở, từ cửa sông Đầm Dơi đến cửa Rạch Gốc bờ bị biển lấn khoảng 35m mỗi năm và từ 30 năm nay biển lấn vào khoảng 1,4km, mũi Cà Mau cũng đang mất đất. phía Tây giáp ranh Kiên Giang bị biển lấn 180m tình từ năm 2001 đến 2009 (Lê Mạnh Hùng nnk, 2011) Xói lở bờ biển xảy ra trên chiều dài vài nghìn mét với tốc độ lên tới vài chục mét/năm vào đất liền đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền từ địa phương tới trung ương. Hình: Phạm vi thực hiện dự ánSong song với hiện tượng xói lở là bồi lấp cửa sông, bồi lấp luồng lạch đang xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Từ 2500 năm BP đến 1000 năm BP đồng bằng châu thổ phía Thái Bình bồi tụ nhanh hơn (60m/năm) so với phía Nam Định (50m/năm). Song từ 1000 năm đến 500 năm tốc độ 2 phía tiến ra biển tương đối cân bằng (khoảng 50-55m/năm). Từ 500 năm BP đến 231 năm BP (tức năm 1787) năm bắt đầu có sự thay đổi đột biến dòng chính chảy qua Hải Hậu đổ ra cửa Hà Lạn (Nam Định) chuyển sang Tiền Hải và đổ ra cửa Ba Lạt (Thái Bình). Giai đoạn này tốc độ bồi tụ phía Nam Định giảm xuống rất đáng kể khoảng 30m/năm, còn bên Thái Bình vẫn giữ được tốc độ 45m/năm. Từ năm 1787 đến 1960 (năm đắp chặn hoàn toàn Sông Sò) đồng bằng châu thổ Hải Hậu được bồi tụ một cách chậm chạp (15m/năm), trong khi đó đồng bằng châu thổ huyện Tiền Hải (Thái Bình) và khu vực bắc huyện Giao Thủy (Nam Định) tốc độ bồi tụ vẫn còn 35m/năm. Từ 1960 đến nay đường bờ Hải Hậu bị xói lở với tốc độ 19.7m/năm còn khu vực cửa Ba Lạt vẫn được bồi tụ 30m/năm. Cả 2 phía cửa Sông Ba Lạt đã tạo một thùy châu thổ cận-hiện đại gồm các cồn cát cửa sông có quy mô lớn như cồn Ngạn, Cồn Lu, cồn Vành, cồn Mờ. Đặc biệt gần đây nhất là việc xuất hiện “cồn cát trôi” cách cửa biển Cửa Đại 2km đã gây khó khăn cho các phương tiện giao thông khi ra vào cửa cũng như quá trình tiêu thoát lũ ở hạ du sông Thu Bồn (Trần Nghi và các cộng sự, 2018). Hình: so sánh dịch chuyển bờ ngầmNguyên nhân xói lở và bồi tụ của khu vưc của sông và dải ven biển là do ảnh hưởng của động lực biển, ảnh hưởng của gió mùa, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nhân sinh tác động đến sinh thái vùng cửa sông và dải ven biển. Sự thay đổi dòng dẫn tại cửa sông nó là nguyên nhân tác động đến xói lở và bồi tụ khu vực cửa sông. Nguyên nhân chính làm thay đổi dòng dẫn là do sự dịch chuyển các bờ ngầm khu tại khu vực cửa sông, xói lở bờ biển ở dải ven biển là tác động của sóng, dòng chảy, dao động mực nước biển, bão, lũ, nước dâng…Việc quan trắc, giám sát hiện tượng xói lở bờ biển qua đó nhằm xác định được nguyên nhân cũng như mối quan hệ giữa quá trình dịch chuyển bờ ngầm và ảnh hưởng của nó đến dải ven biển còn gặp nhiều khó khăn do khả năng đáp ứng còn hạn hẹp về cơ sở vật chất để đặt các trạm quan trắc có đầy đủ trang thiết bị hiện đại kéo dài trên phạm vi cả nước. Mặt khác, công tác giám sát đòi hỏi số liệu cập nhật thường xuyên, nguồn cơ sở dữ liệu đa ngành đáp ứng tính cấp thiết, đầy đủ thông tin; có thể giám sát trên phạm vi diện rộng đồng thời trong cùng một thời điểm, trong từng chu kỳ theo yêu cầu đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Trên thực tế chưa có một định nghĩa mang tính học thuật về khái niệm “bờ ngầm”, tuy nhiên trong khuôn khổ dự án khái niệm này có thể hiểu bờ ngầm là các bờ đá, cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất đây là khu vực bị ảnh hưởng lực tương tác rất mạnh giữa đất liền và biển cần được quan trắc, giám sát nhằm có phương án và các kịch bản tối ưu trong quản lý đất đai, xây dựng hạ tầng và các vấn đề dân sinh.Việc sử dụng giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp phương pháp địa vật lý - hải dương cùng với lựa chọn thực hiện tại 03 vùng mang tính đại diện, đặc trưng trên dải ven biển trải dài theo đường kinh tuyến nước ta đã là một giải pháp tối ưu mà các công cụ khảo sát thực địa truyền thống không thể đáp ứng được yêu cầu giám sát theo mục tiêu đã đề ra. Với khả năng giám sát liên tục trên phạm vi rộng, tần suất nhanh, các dữ liệu viễn thám là nguồn dữ liệu đầu vào cần thiết trong việc giám sát, quản lý biến động vùng cửa sông ven biển theo chu kỳ từng năm, đáp ứng rất tốt trong quản lý, quy hoạch và đề xuất các giải pháp phòng tránh ngập chống xâm thực bờ biển của nhiệm vụ sẽ góp phần giảm nhẹ các tác động bất lợi của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt trong các khu vực sảy ra biến động bờ biển đã và đang rất nghiêm trọng phục vụ bảo trì và duy tu, nâng cấp các công trình dải ven biển, bảo vệ đường bờ, các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Trên cơ sở tính cấp thiết của nhiệm vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Dự án “ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp phương pháp địa vật lý - hải dương xác định dịch chuyển bờ ngầm và địa chất tầng nông đới bờ phục vụ đánh giá, dự báo xâm thực bờ biển và đề xuất một số giải pháp phòng, chống xâm thực dải ven biển Việt Nam”, dự kiến thời gian thực hiện dự án trong 3 năm từ 2022-2024Mục tiêu Đề án: Ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại trong điều tra, giám sát và dự báo hiện tượng xâm thực bờ biển, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó: (1) Giám sát được hiện tượng xâm thực bờ biển theo thời gian và theo dõi hiện tượng xâm thực bờ biển thời điểm hiện tại bằng công nghệ viễn thám; (2) Xác định, đánh giá được ảnh hưởng dịch chuyển bờ ngầm tới biến động bờ biển; (3) Xác định các tham số phục vụ đánh giá, dự báo hiện tượng xâm thực bờ biển; (4) Đề xuất được một số giải pháp hữu ích phòng chống hiện tượng xâm thực bờ biển.