Tanager-1 được trang bị máy quang phổ hình ảnh tiên tiến từ Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA, sử dụng phương pháp đo bước sóng ánh sáng phản xạ từ bề mặt trái đất để xác định các hợp chất khí quyển cụ thể. Các khí nhà kính như CO₂ và CH₄ được nhận diện bởi dấu hiệu hồng ngoại đặc trưng của chúng. Tanager-1 có khả năng cung cấp các quan sát và ước tính sơ bộ lượng khí thải từ các nguồn phát thải cao trong các lĩnh vực dầu khí, than, chất thải và nông nghiệp. Với độ phân giải không gian cao, Tanager-1 cho phép phát hiện và định lượng khí mê-tan ngay cả trong các cảnh chủ yếu là mây bằng cách phát hiện các luồng khí qua các khoảng trống giữa các đám mây.THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Độ rộng dải bay: 18,6 - 24,2 km (thay đổi theo góc chụp)Độ phân giải mặt đất (GSD): 30 - 43 mét (thay đổi theo góc chụp)Kích thước pixel của sản phẩm ảnh CH4/CO2: 30 mét (tái chia mẫu cho tất cả các cảnh)Độ chính xác vị trí của luồng khí (CE90): 50 mét Spectral response (FWHM): 5,5nmSpectral sampling: 5nmPhạm vi quang phổ: 400 - 2500nmSignal-to-noise @ 2200nm: 310 - 655 (thay đổi theo chế độ chụp ảnh)Xác suất phát hiện CH4 90%: 90-180 kg/hr (thay đổi theo chế độ chụp ảnh)Quỹ đạo: Quỹ đạo đồng bộ Mặt trờiĐộ cao vệ tinh: 520 kmKhả năng bao phủ: 130.000 km vuông mỗi ngày. Tất cả các sản phẩm dữ liệu Carbon Mapper được công khai thông qua ba kênh Carbon Mapper Data Portal, Carbon Mapper Data API và Carbon Mapper STAC API. Tài liệu tham khảo:https://carbonmapper.org/articles/product-guidehttps://carbonmapper.org/data/https://www.planet.com/pulse/carbon-mapper-data-from-the-tanager-1-satellite-reveals-methane-and-carbon-dioxide-super-emitter-activity-around-the-world/https://vajiramandravi.com/upsc-daily-current-affairs/prelims-pointers/tanager-1-satellite/