Sign In

Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào đầu năm 2025

00:00 14/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Theo TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam (LOTUSat-1) dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025. 

Để chuẩn bị cho việc khai thác vệ tinh sau khi phóng lên quỹ đạo, trong tháng 9 tới đây, toàn bộ hệ thống mặt đất phục vụ cho việc vận hành vệ tinh sẽ được hoàn thiện tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ở Hòa Lạc (Hà Nội) để sẵn sàng đón nhận tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh.

Trước đó, năm 2019, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã thực hiện kí kết gói thầu "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực", thuộc Dự án Trung Tâm Vũ trụ Việt Nam. Đây là dự án vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Hình ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1.

Vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm và phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất.  Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do đặc điểm khí hậu nhiệt đới nên hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây mù. Theo thiết kế, vệ tinh sẽ hoạt động 5 năm trên quỹ đạo.

Trước đó, vệ tinh MicroDragon, vệ tinh đầu tiên do các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản thiết kế, chế tạo, cũng đã được phóng thành công lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon tại trung tâm vũ trụ Uchinoura (Nhật Bản) vào năm 2019. Đây là bước tiến quan trọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia nằm trong nhóm đầu của khu vực về công nghệ vệ tinh. MicroDragon đã được tách khỏi tên lửa đẩy ở độ cao 511km với vận tốc là 7,6 km/giây. Nhiệm vụ chủ đạo của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

Những thành công ban đầu trong việc phóng và vận hành các vệ tinh như vệ tinh quang học VNREDSat-1, vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai đầu tiên của Việt Nam cũng như vệ tinh MicroDragon trên quỹ đạo đã là động lực khích lệ đội ngũ cán bộ tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có thể phát triển và thực hiện được các công việc khó khăn hơn trong tương lai. Với một chiến lược, tầm nhìn dài hạn cho nhiều năm về sau được định hướng từ Chính phủ, sự phát triển của công nghệ vũ trụ tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ là một lĩnh vực hứa hẹn nhưng cũng đầy thử thách. Nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cùng với việc từng bước làm chủ công nghệ sẽ là những nhiệm vụ cốt lõi trong thời gian tới của ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam.

Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám

Ý kiến

Vệ tinh Tanager-1 phát hiện và theo dõi các siêu phát thải khí CH4 và CO2

Vệ tinh siêu quang phổ Tanager-1 đã được phóng thành công vào ngày 16/8/2024 từ Căn cứ không gian Vandenberg, California. Tanager-1 là vệ tinh đầu tiên trong số 2 vệ tinh do Planet Labs PBC chế tạo và vận hành, được tài trợ bởi Liên minh Carbon Mapper trong nỗ lực phát triển và triển khai các vệ tinh với nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các siêu phát thải khí mê-tan và CO¬¬2 để hỗ trợ hành động giảm thiểu các vấn đề biến đổi khí hậu.
Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc giới thiệu kỹ thuật viễn thám siêu phổ phục vụ cho khí vi lượng

Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc giới thiệu kỹ thuật viễn thám siêu phổ phục vụ cho khí vi lượng

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Viễn thám giới thiệu một kỹ thuật viễn thám siêu phổ có khả năng phân phối khí vi lượng theo chiều ngang ở mức hàng giờ, cung cấp một công cụ tiên tiến để xác định chính xác các nguồn phát thải.