Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó viễn thám được quy định là một lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một trong những nhiệm vụ của Cục Viễn thám quốc gia đó chính là xây dựng, quản lý, khai thác trạm thu ảnh viễn thám, hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu viễn thám, do vậy việc vận hành trạm thu ảnh viễn thám có ý nghĩa hết sức quan trọng.Ngày 19 tháng 3 năm 2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định số 107/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2023 phê duyệt Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và giao cho Cục Viễn thám quốc gia xây dựng Dự thảo Thông tư “Quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông ngoài biên giới bằng công nghệ viễn thám”.Ngày 04 tháng 01 năm 2019, Cục Viễn thám quốc gia đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2019/NĐ-CP về Hoạt động viễn thám, trong đó tại khoản 2 Điều 6: “2. Công tác thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên, môi trường định kỳ và đột xuất nhằm đưa ra các báo cáo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai; giám sát hạn hán, cảnh báo cháy rừng, diễn biến lũ lụt, cứu hộ cứu nạn và ứng phó với biến đổi khí hậu; hiện trạng sản xuất nông nghiệp.”, khoản 2 Điều 5 quy định danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ về viễn thám được ưu tiên: “2. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động viễn thám phục vụ điều tra cơ bản, quản lý, quan trắc và giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…” và Khoản 2 Điều 27 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: “Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, định mức kinh tế kỹ thuật của lĩnh vực viễn thám, quy chế phối hợp liên ngành về sử dụng dữ liệu viễn thám”.Việc khai thác sử dụng tư liệu ảnh viễn thám ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi đang mang lại hiệu quả kinh tế, khoa học cao trong công tác giám sát tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm qua, ảnh viễn thám đã được sử dụng là tư liệu chính trong các Bộ, ngành và nhiều cơ quan như liên quan như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh….Vì vậy, việc ban hành Thông tư Quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám là cần thiết. Bố cục và nội dung cơ bản của Thông tư như sau:Chương I: Quy định chung, gồm 5 điều (từ Điều 1 đến Điều 5):Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng áp dụngĐiều 3. Giải thích từ ngữĐiều 4. Cơ sở toán họcĐiều 5. Các nội dung công việcChương II: Quy định kỹ thuật, gồm 11 điều (từ Điều 6 đến Điều 15)Điều 6. Thu thập và nhập dữ liệuĐiều 7. Xác định tọa độ của trị đo cao vệ tinhĐiều 8. Xác định tọa độ địa lý chính xác của trạm ảoĐiều 9. Tính toán độ cao mực nướcĐiều 10. Xuất dữ liệu sang dạng ASCIIĐiều 11. Chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nướcĐiều 12. Tính toán mực nước trung bình và độ chính xácĐiều 13. Giám sát biến đổi mực nước lưu vực sôngĐiều 14. Sản phẩm giám sát biến đổi mực nước lưu vực sông ngoài biên giớiĐiều 15. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩmChương III: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (từ Điều 16 đến Điều 17):Điều 16. Hiệu lực thi hànhĐiều 17. Tổ chức thực hiệnBộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BTNMT vào ngày 30/10/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.